Đau thượng vị từng cơn cảnh báo nhiều bệnh trong cơ thể
Rất nhiều người phàn nàn về triệu chứng đau thượng vị từng cơn diễn ra hàng ngày khiến cuộc sống sinh hoạt của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy tình trạng này nói lên điều gì về sức khỏe cơ thể? Hãy cùng làm rõ thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Đau vùng thượng vị từng cơn là gì?
Hiện tượng này là triệu chứng đau có tính chất chu kỳ, cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng giữa rốn và xương ức. Đau vùng thượng vị chủ yếu do bệnh lý về dạ dày gây ra do đó người bệnh không nên chủ quan với khi xuất hiện dấu hiệu này.
Tại sao bị đau thượng vị từng cơn?
Vùng thượng vị là khu vực tập trung nhiều cơ quan của cơ thể từ biểu bì đến cột sống. Rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng đau vùng thượng vị từng cơn, mỗi vị trí và bệnh lý khác nhau sẽ gây mức độ đau khác nhau và biểu hiện đau khác nhau, cụ thể:
Bệnh dạ dày
Nhiều trường hợp có triệu chứng đau thượng vị ợ hơi, khó nuốt, nóng rát vùng ngực được chẩn đoán là bị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày.
Cơn đau cồn cào hoặc âm ỉ, đau từng cơn kéo dài nhiều ngày đến vài tuần hay vài tháng, vài năm nếu không được chữa trị dứt điểm. Triệu chứng đau nặng hơn khi cúi gập người phía trước, người mệt mỏi, vã mồ hôi.
Hội chứng kích thích ruột
Cơn đau này kéo dài thường xuyên liên tục suốt 6 tháng, kèm theo triệu chứng ợ hơi, buồn nôn.
Bệnh lý về đại tràng, ruột non
Viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính cũng có thể gây đau thượng vị từng cơn, kèm ợ hơi, đầy hơi khó tiêu, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần.
Bệnh lý về gan mật
Một số người bị mắc bệnh về gan như viêm gan, u gan, xơ gan, các bệnh về mật như sỏi mật, áp xe đường dẫn mật, polyp túi mật, có thể dẫn đến hiện tượng đau vùng thượng vị từng cơn. Viên gan, áp xe gan làm cho gan sưng tấy gây đau vùng thượng vị.
Bệnh lý về tuyến tụy
Đau vùng thượng vị từng cơn có thể là do gặp các bệnh lý về tụy tạng như viêm tụy cấp, viêm tụy mãn tính, viêm tụy cấp chảy máu và ung thư đầu tụy.
Bạn nên đọc:
- Triệu chứng đau thượng vị tiêu chảy có nguy hiểm không?
- Biểu hiện đau vùng thượng vị khó thở là gì?
- Đau thượng vị nên và không nên ăn gì?
Đau thượng vị xuất hiện từng cơn nên làm gì?
Với rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng thượng vị mà ngay cả bác sĩ cũng phải kết hợp nhiều yếu tố mới chẩn đoán đúng bệnh, vì vậy khi bị đau vùng thượng vị nhất là đau lần đầu, mang tính chất dữ dội thì cần đi khám bệnh ngay để đề phòng các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng (thủng dạ dày – tá tràng, viêm phúc mạc mật, viêm ruột, thừa, ngộ độc thực phẩm cấp tính…) có thể xảy ra.
Những trường hợp bị bệnh mạn tính gây đau vùng thượng vị như bệnh thuộc về đau dạ dày, bệnh về đường dẫn mật, bệnh về tim mạch, bệnh nhiễm giun… cũng rất cần khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để được theo dõi và điều tri dau da day hết nguyên nhân càng sớm càng tốt.
Với những dạng đau do rối loạn thông thường, đau âm ỉ tuy không gây nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Để hạn chế cơn đau, bạn nên tạm dừng công việc và nằm nghỉ ngơi vì nếu càng vận động thì cảm giác càng tồi tệ hơn.
Về lâu về dài, cách tốt nhất để đối phó với triệu chứng đau thượng vị là cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh quá mức trong thời gian dài.
Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa để có hướng điều trị dựa vào nguyên nhân bệnh nếu đau thượng vị diễn ra thường xuyên.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ngay một gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ngay khi có triệu chứng đau thượng vị. Đây là giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi thuốc có thể làm giảm nhanh cơn đau chỉ sau vài phút sử dụng.
Cách chữa đau vùng thượng vị từng cơn
Với bệnh nhân đau thượng vị nói riêng mà mắc những chứng bệnh dạ dày nói chung chế độ ăn uống cực kì quan trọng đối hiệu quả điều trị. Đồng thời nếu như kiểm soát và làm tốt điều này mỗi ngày có thể ngăn ngừa bệnh tái phát:
– Với người bệnh đau vùng thượng vị nên ăn những thực phẩm, hoa quả có tính mát, giải độc gan như trái dứa, các món ăn từ sứa, mướp tươi, dưa chuột… tránh ăn những đồ cay nóng, đặc biệt là các món ăn có nhiều ớt, cùng với đó là hạn chế sử dụng các loại hoa quả có tính nóng như dưa hấu, sầu riêng…
– Nên bổ sung nhiều nước, có thể là nước lọc, nước khoáng nếu tốt hơn là các loại nước trái cây có tính mát. không uống rượu bia, các loại đồ uống có ga hoặc sử dụng các chất kích thích.
Đau thượng vị từng cơn sẽ trở thành mối nguy hại nếu người bệnh không cảnh giác và điều trị kịp thời. Vì thế khi nhận thấy những dấu hiệu này xuất hiện và diễn ra thường xuyên, người bệnh cần xác định được nguyên nhân chính xác là gì thông qua các thăm khám, xét nghiệm y khoa. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.