Đau thượng vị nên ăn gì và kiêng ăn gì để giảm triệu chứng bệnh?
Việc cung cấp cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Với những người bị bệnh, điều này lại cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt người đau thượng vị nên ăn gì để giảm đau, để bệnh thuyên giảm là thắc mắc của hầu hết bệnh nhân do đồ ăn chính là một tác nhân hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn.
Nội dung chính
Vì sao có tình trạng đau thượng vị?
Cơn đau thượng vị có khi cấp tính như đợt cấp của viêm dạ dày – tá tràng trên một người bệnh đã mắc bệnh về dạ dày từ lâu, nay vì một lý do nào đó làm xuất hiện cơn đau cấp, ví dụ như đau sau khi uống rượu, bia, ăn thức ăn có vị chua như dấm, chanh, bún, bánh cuốn… hoặc bị viêm dạ dày cấp lần đầu do ngộ độc thực phẩm cấp tính.
Đối với viêm dạ dày – tá tràng mạn tính hoặc loét dạ dày – tá tràng hoặc hẹp môn vị thì cơn đau thường âm ỉ, kéo dài gây khó chịu cho người bệnh, làm cho người bệnh hay cáu gắt.
Đặc biệt của đau vùng thượng vị trong thủng dạ dày thì đau như dao đâm, bụng cứng như khúc gỗ, dáng đi của người bệnh cúi lom khom và bệnh nhân có thể bị choáng.
Bệnh của gan hay bệnh của mật (đường dẫn mật, túi mật) cũng gây nên triệu chứng đau thượng vị như áp-xe gan, viêm gan làm cho gan sưng to, đau hoặc suy tim cũng làm gan sưng to do ứ máu ở gan cũng gây đau vùng thượng vị. Sỏi túi mật hoặc sỏi đường dẫn mật hoặc viêm đường mật cũng gây nên đau vùng thượng vị nếu không có kinh nghiệm thì rất dễ chẩn đoán nhầm là bệnh của dạ dày – tá tràng.
Một số trường hợp điển hình như giun chui ống mật cũng gây đau vùng thượng vị. Cơn đau vùng thượng vị trong bệnh giun chui ống mật thường đau rất dữ dội, chổng mông lên, vã mồ hôi…
Đau vùng thượng vị cũng có thể gặp trong bệnh của tụy như viêm tụy cấp, viêm tụy cấp chảy máu hoặc đôi khi đau thượng vị âm ỉ gặp trong viêm tụy mạn tính, ung thư đầu tụy.
Viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính cũng có thể gây đau thượng vị kèm theo chướng hơi, đầy bụng, đi ngoài nhiều lần nhất là viêm đại tràng cấp tính. Trong một số trường hợp viêm đại tràng mạn tính có kèm theo táo bón kéo dài thường có thể có đau vùng thượng vị một cách âm ỉ, không rầm rộ.
Bệnh về tim mạch tuy rất ít nhưng cũng có thể biểu hiện cơn đau vùng thượng vị như bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim), suy tim nặng gây gan to, tim to…
Trong một số trường hợp người bệnh ho nhiều (cả trẻ em cả người lớn) gây co thắt cơ hoành cũng gây đau vùng thượng vị hoặc trong bệnh áp-xe cơ hoành cũng gây nên đau vùng thượng vị.
Đau vùng thượng vị cũng có thể gặp ở một số trẻ em bị nhiễm giun gây đau bụng. Đau bụng do giun thường là đau quanh rốn nhưng cũng có trường hợp ngoài đau quanh rốn có kèm theo đau vùng thượng vị.
Như vậy đau vùng thượng vị là một triệu chứng của nhiều bệnh, có những bệnh có liên quan với nhau nhưng cũng có những bệnh không liên quan với nhau. Triệu chứng có thể là xuất hiện đột ngột mang tính chất cấp tính nhưng cũng rất nhiều bệnh mang tính chất đau âm ỉ, kéo dài như viêm, loét dạ dày – tá tràng mạn tính, viêm đại tràng,…
Bạn nên đọc:
- Biểu hiệu đau vùng thượng vị về đêm là gì?
- Triệu chứng đau thương vị buồn nôn?
- Đau vùng thượng vị từng cơn có nguy hiểm không?
Đau thượng vị nên ăn gì để bệnh thuyên giảm?
Đau thượng vị là triệu chứng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng gây ra cảm giác khó chịu, phiền phức và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Để giảm bớt cảm giác khó chịu do chứng đau thượng vị cần có một chế độ dưỡng chất đầy đủ, hợp lý.
Một số thực phẩm tốt cho người bệnh như:
Nhóm thực phẩm trung hòa acid
Acid dạ dày là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau thượng vị, vì vậy muốn thuyên giảm tình trạng đau cần bổ sung nhóm đồ ăn có chức năng trung hòa acid. Khi những loại thức ăn này đi vào trong người sẽ làm giảm nồng độ acid dạ dày, niêm mạc ít tổn thương hơn và có thời gian để phục hồi. Vậy đau thượng vị nên ăn gì tốt nhất có lẽ người bệnh đã phần nào tìm được câu trả lời.
Nhóm thực phẩm có tác dụng điều hòa acid gồm có cà rốt, bắp cải, bột nghệ, mật ong, các loại củ nhiều tinh bột, rau xanh,… Bạn nên tăng cường, bổ sung vào thực đơn hàng ngày để đảm bảo tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng hơn.
Những loại đồ ăn, thức uống mềm, dễ tiêu hóa giúp giảm đáng kể áp lực tiêu hóa lên thành dạ dày của người bệnh. Từ đó lượng acid dạ dày sẽ giảm do không cần nhào bóp nhiều thức ăn. Đây cũng là một đáp án tối ưu giúp bệnh nhân không tò mò về đau thượng vị nên ăn gì giúp điều trị bệnh tốt.
Thức ăn dễ tiêu hóa giúp giảm đau thượng vị
Các loại đồ ăn được kể đến trong nhóm này bao gồm: Món hầm, cháo, súp, miến, phở… Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung thêm sữa tươi, chúng vừa có tác dụng làm sạch dạ dày lại giúp giảm đau, dễ tiêu hóa.
Đau thượng vị kèm theo nóng rát sẽ rất khó chịu nếu bạn cứ ăn món nóng, vì vậy, nếu bị đau dạ dày, ợ nóng thì nên ăn nhiều thực phẩm như bắp cải, bí đao, xà lách, rau má… Kết hợp uống nước sinh tố trái cây, nước mía hoặc nước sắn dây để thanh lọc dạ dày, giảm đáng kể lượng dịch vị acid tiết ra.
Nếu đau thượng vị mỗi khi suy nghĩ căng thẳng nên chọn các loại đồ ăn như hạt sen, đậu phộng,… nấu thành món ăn xương heo hầm hạt sen, bao tử heo hầm củ sen…
Ngoài nắm rõ đau thượng vị nên ăn gì để áp dụng việc bổ sung chế độ dinh dưỡng thì bệnh nhân nên tham khảo dùng thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Yumangel thuộc nhóm thuốc kháng acid, ngoài tác dụng trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày còn có khả năng giảm đau thượng vị, giảm các triệu chứng đau dạ dày khác như trào ngược, buồn nôn,…
Đau thượng vị kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì đau thượng vị không nên ăn gì cũng là điều người bệnh nên biết. Vì thức ăn chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh và khiến chúng trầm trọng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều gia vị chua, cay, nhất là đồ ăn quá cay nóng. Đây chính là những tác nhân khiến tình trạng đau của bạn nghiêm trọng hơn, do chúng tác động vào tổn thương, gây viêm loét nặng.
- Nhóm thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo vì khiến dạ dày khó tiêu.
- Không ăn đồ khó tiêu hóa, thức ăn khô như xúc xích, lạp xưởng, mực khô…
- Trái cây chua, nồng độ acid cao như chanh, cam, xoài…
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, đồ uống có ga, cồn.
- Không hút thuốc lá.
Trên đây chính là những món ăn, thực phẩm bổ dưỡng giúp bạn giải đáp thắc mắc đau thượng vị nên ăn gì người bệnh cần chú ý áp dụng để tình trạng đau được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra bệnh nhân cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và phù hợp với tình trạng bệnh của mình để hạn chế cơn đau thượng vị tái phát.