Đau thượng vị kèm tiêu chảy phải làm thế nào?
“Thưa bác sĩ, tôi bị đau bụng ở vùng thượng vị, đứng lên hay ngồi thì không đau nhưng khi nằm xuống là xuất hiện những cơn đau rất khó chịu, mỗi lần đi ngoài là phân lại lỏng như bị tiêu chảy. Rất mong được bác sĩ tư vấn, phải làm thế nào khi bị đau thượng vị kèm tiêu chảy?” – Hoài Phương (Nam Định).
Nội dung chính
Bác sỹ giải đáp về tình trạng đau thượng vị kèm tiêu chảy
Chào bạn Phương!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về hộp thư tư vấn của daudaday.vn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia và xin được trả lời bạn như sau:
Đau thượng vị là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày (một số nguyên nhân khác liên quan đến gan, tụy, mật).
Biểu hiện của đau dạ dày chính là đau và có cảm giác nóng vùng thượng vị, vùng sau xương ức. Đau ở vùng trên rốn sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng hoặc khi bạn đang đói mà ăn vào sẽ đau ngay và có những khi, cơn đau sẽ xuất hiện lúc nửa đêm.
Tùy vào từng cơ địa người bệnh và mức độ của bệnh mà cơn đau cũng mang lại cảm giác khác nhau, có người đau âm ỉ, đau bỏng rát, người đau quặn từng cơn, đau tức bụng. Khi có cơn đau nặng sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như kèm đau lưng, tức ngực, khó thở,…
Trường hợp đau thượng vị kèm tiêu chảy của bạn rất có thể là do bị đau dạ dày kèm theo hội chứng ruột kích thích vì bạn đang có biểu hiện đi ngoài phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày.
Để có những chẩn đoán chính xác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tiến hành nội soi và tư vấn cụ thể hơn về bệnh đang mắc phải.
Bạn cần đọc:
Biểu hiện đau thượng vị thường gặp
Chúng tôi xin được thông tin thêm cho bạn về một số biểu hiện đau thượng vị khác như:
+ Đau từng cơn vùng thượng vị: Tình trạng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Cơn đau sẽ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi.
+ Đau tức vùng thượng vị: Những cơn đau tức sẽ có mức độ nhẹ hơn, chủ yếu là hơi tức và đôi khi kèm theo cả ợ nóng, ợ hơi.
+ Đau âm ỉ ở thượng vị: Những cơn đau ẩm ỉ, lâm râm khiến người bệnh mất tập trung làm việc khác nên mặc dù không quá đau đớn nhưng làm người bệnh chán ăn, mệt mỏi, ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc.
Nên làm gì khi bị đau thượng vị kèm tiêu chảy?
Nếu đột nhiên cơn đau thượng vị xuất hiện, bạn có thể áp dụng một trong các cách sau để tạm thời đẩy lùi cơn đau:
– Pha trà gừng uống hoặc nhai ngậm một lát gừng bởi gừng có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau cho người bị đau thượng vị thông thường hoặc đau thượng vị kèm tiêu chảy.
– Khi bị tiêu chảy, đường ruột của bạn chắc chắn đang bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, nên súc miệng hoặc pha muối vào nước ấm để uống. Tiêu chảy nhiều lần cần bù nước đúng cách, ăn thức ăn loãng, ấm, mềm để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa.
– Chườm khăn ấm lên vùng thượng vị để giảm cơn đau.
– Bạn nên tăng cường ăn thực phẩm, hoa quả có tính mát, thanh mát như mướp tươi, dưa chuột,… Đặc biệt, nên tránh những thức uống có cồn, đồ ăn cay, nóng, đặc biệt các món ăn có nhiều ớt, nhiều dầu mỡ.
-Sử dụng nhóm thuốc có tác dụng giảm tăng tiết acid, trong nhóm này bạn có thể tham khảo thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Yumangel khi đi vào dạ dày không chỉ có tác dụng tạo lớp màng bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn có khả năng trung hòa acid, ngăn chặn hiệu quả các triệu chứng trào ngược, buồn nôn, nóng rát, đau thượng vị.
Trường hợp đau thượng vị đã giảm nhưng vẫn tiếp tục bị tiêu chảy dẫn đến mệt mỏi, mất nước,… bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ để khắc phục tình trạng này.
Cách phòng tránh đau thượng vị kèm tiêu chảy
Để phòng tránh đau thượng vị, cần thực hiện:
– Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, không nên ăn chua cay, không uống rượu, bia, hạn chế uống cà phê và tuyệt đối không hút thuốc lá.
– Hạn chế ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng. Những món ăn kích thích tăng tiết acid dịch vị như lạp xưởng, khô mực, dăm bông hay đồ ăn quá chua như cam, chanh, xoài… cũng cần phải kiêng.
– Không được bỏ bữa ăn sáng: Bữa sáng vô cùng quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho cả một ngày. Việc bỏ bữa sáng khiến cơ thể không có đủ lượng năng lượng cần thiết cho các cơ quan và đương nhiên trong tình trạng như thế bao tử sẽ tiết nhiều axit hơn và điều đó dẫn đến các bệnh liên quan đến dạ dày.
– Tránh trạng thái căng thẳng, stress, thức khuya,…
– Nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức để tăng sức đề kháng.
Những chia sẻ trên hy vọng đã giúp bạn Phương hiểu rõ hơn về chứng đau thượng vị kèm tiêu chảy cũng như một vài hướng xử lý khi gặp phải triệu chứng này. Trường hợp cơn đau tăng nặng, tiêu chảy kéo dài, bạn nên thăm khám sớm tại các chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị theo phác đồ của bác sỹ.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!