Cách giảm đau thượng vị buồn nôn không?

Đau thượng vị buồn nôn là dấu hiệu, triệu chứng của các bệnh liên quan đến tiêu hóa như dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, ngộ độc thực phẩm. Cơn đau thường kéo dài dai dẳng kèm theo cảm giác buồn nôn, chỉ khi nôn thì người bệnh mới cảm thấy dễ chịu. Vậy đau thượng vị kèm theo buồn nôn có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé.

Triệu chứng đau thượng vị buồn nôn là gì?

Trước khi đưa ra giải pháp khống chế triệu chứng, bệnh nhân nên hiểu rõ tình trạng bệnh của mình. Mỗi một trạng thái đau lại đến từ yếu tố bệnh khác nhau:

Mang tính chất cấp tính

– Ngộ độc thực phẩm: Đau thượng vị dữ dội do trúng độc, khi nôn được chất độc ra ngoài thì cơn đau có thể giảm.

– Viêm dạ dày cấp: Gây cảm giác khó chịu và cồn cào vùng bụng, sau đó là những cơn đau nóng rát như lửa đốt, kèm theo là cảm giác đau vùng thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua. Người bệnh mất sức, vã mồ hôi, miệng khô.

– Viêm đại tràng cấp: Đau thượng vị, buồn nôn kèm theo rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón).

Đau thượng vị buồn nôn

Mang tính chất mãn tính

-Viêm dạ dày tá tràng mãn tính: Đau thượng vị kéo dài, lúc dữ dội lức âm ỉ tùy theo thể trạng mỗi người.

-Viêm đại tràng mãn tính: Đau thượng vị kéo dài kèm rối loạn tiêu hóa dài ngày (đi ngoài táo bón với tiêu chảy xen kẽ).

Biểu hiện của chứng đau thượng vị buồn nôn

Dấu hiệu đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy nhất là xuất hiện cảm giác đau nhức và khó chịu hai khung sườn, vùng bụng trên rốn, cơn đau không lan rộng sang hai bên trái phải mà chủ yếu tập trung tại vị trí chính giữa.

Thông thường, cơn đau diễn ra trong vài giờ đồng hồ, có khi đau nhẹ nhưng cũng có khi quặn thắt khiến bạn toát mồ hôi, buồn nôn và nôn. Chỉ khi nôn mới cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, người bệnh ăn không tiêu, chán ăn, mệt mỏi.

Hiện nay, tỉ lệ người mắc triệu chứng đau thượng vị buồn nôn không ngừng tăng lên, nhất là ở các bạn trẻ và nhiều hơn ở nam giới.

Cách chữa đau thượng vị buồn nôn

Có nhiều phương pháp chữa triệu chứng đau thượng vị và buồn nôn bệnh nhân có thể áp dụng:

+ Chữa đau thượng vị, buồn nôn với bắp cải: Không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày mà còn được biết đến như môt vị thuốc từ thiên nhiên giúp chữa và trị một số bệnh ở người trong đó có triệu chứng đau thượng vị. Với cách chữa này rất đơn giản bạn chỉ cần lấy lấy một cái bắp cải rồi ép lấy nước. Lấy nước cốt này đun nhỏ lửa cho đến khi nước sôi thì cho ra cốc cho bệnh nhân uống. Ngày uống hai lần trước các bữa ăn, cứ liên tiếp dùng như vậy độ nửa tháng bạn sẽ thấy các cơn đau thượng vị giảm đi rất nhiều đấy.

+ Chữa đau thượng vị với ngó sen: Công thức này rất dễ làm, chuẩn bị một ít ngó sen với một ít củ cải rửa sạch, cạo vỏ củ cải cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp đến lọc lấy nước cốt cho người bệnh uống, ngày chia làm hai lần, qua một thời gian bệnh của bạn sẽ giảm đi nhiều đấy.

trà gừng

Giảm đau thượng vị, buồn nôn với trà gừng

+ Dùng gừng: Một tách trà gừng ấm nóng sẽ làm dịu cơn đau và giảm nhanh triệu chứng buồn nôn ở người bệnh.

+ Sử dụng thuốc kháng axit: Nhóm thuốc kháng axit là lựa chọn tốt cho bệnh nhân đau thượng vị do các bệnh dạ dày. Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel có khả năng trung hòa axit, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác động gây viêm, loét, bào mòn. Bên cạnh đó Yumangel còn có thể hấp thụ và làm mất hoạt tính của acid mật (chất gây trào ngược vào dạ dày và có thể làm cho các rối loạn về dạ dày ruột nặng hơn).

Với những công dụng đó, bệnh nhân dùng thuốc dạ dày chữ Y có thể đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng, đau thượng vị và buồn nôn, nôn,… chỉ sau 5 – 10 phút.

Phòng tránh đau thượng vị buồn nôn

– Chế độ ăn uống hợp lý: Hầu hết những bệnh dạ dày bắt nguồn do thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt của chúng ta. Tất cả những thói quen ăn cay, nóng, ăn quá nhiều, ăn vặt nên hạn chế càng sớm càng tốt. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ chữa đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, khó chịu. Đồng thời, ăn đúng bữa giúp dạ dày có thể điều chỉnh tiết acid ổn định hơn.

– Tăng cường vận động: Nên dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao. Việc rèn luyện mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe cơ thể và phòng tránh được căn bệnh thường gặp như đau thương vị, đau dạ dày, đại tràng…

Đau thượng vị buồn nôn

Có thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để cải thiện bệnh

– Sinh hoạt lành mạnh, khoa học: Cân bằng lại thời gian làm việc trong ngày với thời gian với thời gian nghỉ ngơi để toàn bộ cơ thể và hệ tiêu hóa có thời gian nghỉ, phục hồi.

– Từ bỏ thói quen không tốt: Nghiện rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn “xuống dốc không phanh”. Ngoài việc từ bỏ những thói quen không tốt đó, bệnh nhân cần giữ tư tưởng thoái mái, tránh căng thẳng, áp lực để tình trạng đau thượng vị kèm theo buồn nôn không nặng thêm.

– Khám sức khỏe định kỳ:  Thăm khám định kỳ là một trong những cách giúp bác sĩ chẩn đoán sớm phát hiện ra nguyên nhân gây đau thượng vị kèm buồn nôn và có biện pháp điều trị bệnh cụ thể, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ có thể theo dõi tiến độ bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Có thể thấy, đau thượng vị kèm theo buồn nôn không phải là triệu chứng nhỏ, đó có thể là dấu hiệu bệnh mạn tính, nguy hiểm. Hãy áp dụng ngay các cách trên để giảm bớt tình trạng khó chịu này, nếu bệnh kéo dài, nghiêm trọng thì thăm khám và điều trị chuyên khoa là việc làm tốt nhất.

Người bị đau thượng vị buồn nôn nên và không ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống khoa học chính là cách giúp người bệnh thoát khỏi chứng đau thương vị kèo theo buồn nôn nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.

Những thực phẩm nên ăn:

  • Nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid gồm: mật ong, bắp cải hoặc các loại rau xanh có tính kiềm, bột nghệ, các loại củ nhiều tinh bột,…
  • Thực phẩm mềm dễ tiêu hóa gồm: Cháo hầm, phở, soup, miến, sữa tươi,…
  • Các thực phẩm có tính mát như xà lách, nước ép bắp cải, bí đao, nước rau má, nước mía, sắn dây…

Thực phẩm có thành phần là mật ong rất tốt dành cho người đau dạ dày

Những thực phẩm không nên ăn:

  • Không nên ăn các món nóng hoặc các thực phẩm có tính nóng.
  • Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chua.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ gây khó tiêu.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa việc uống bia rượu, cà phê, các chất kích thích.
Rate this post
1800 1125