Dấu hiệu đau dạ dày và cách điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày

Nhiều lúc người mắc bệnh đau dạ dày chủ quan vì dấu hiệu đau dạ dày hơi khó phân biệt với các loại bệnh liên quan đến tiêu hóa khác. Chính vì thế, cần phải nhận biết rõ dấu hiệu đau dạ dày để có cách điều trị hiệu quả.

Phân biệt Dấu hiệu đau dạ dày

Dấu hiệu đau dạ dày có nhiều biểu hiện dễ nhầm lần với các bệnh khác liên quan đến tiêu hóa

Đau dạ dày là căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, chỉ về tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, nặng hơn thì bị viêm loét, xung huyết dạ dày, ung thư dạ dày… Tuy nhiên, đau dạ dày có nhiều triệu chứng khá giống với những căn bệnh khác như viêm tụy, viêm ruột, táo bón, đại tràng… khiến cho người bệnh chủ quan trong việc chữa trị, tự ý mua thuốc uống khiến cho bệnh tình thêm nặng.

Nhận biết dấu hiệu đau dạ dày

Thường xuyên bị đau bụng:

Người bị bệnh đau dạ dày thường cảm thấy đau bụng, nhất là khi ăn no hoặc đói, khi vận động mạnh, khi ăn đồ có chút cay, uống đồ có chất kích thích như cà phê, bia rượu… Những cơn đau bụng tùy vào mức độ và tần suất, lúc thì đau bụng dữ dội, lúc đau âm ỉ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Đi kèm những cơn đau bụng là cảm giác bụng căng tức, chướng bụng.

Dấu hiệu đau dạ dày

Dấu hiệu đau dạ dày thường gặp là đau bụng, đầy hơi, hay ợ chua, buồn nôn…

Không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng:

Người bị bệnh đau dạ dày thường hay bị đau bụng, khó tiêu, bụng chướng… nên cảm giác bụng rất yếu, khiến cho người bệnh không muốn ăn và ăn cũng không có cảm giác ngon miệng. Chính vì thế, người bị dạ dày thường hay sụt cân nhanh chóng, da xanh xao.

Thường xuyên bị ợ hơi, có lúc ợ chua:

Đau dạ dày tạo nên lượng axit dư thừa lượng axit này vốn được tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi niêm mạc dạ dày bị thương tổn, lượng axit này khiến cho người bệnh thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, cảm giác này xuất hiện ở ngực lên đến cổ họng.

Hay buồn nôn và nôn:

Đau dạ dày khiến cho hệ tiêu hóa không hoạt động tốt như bình thường, dẫn tới việc người bị bệnh đau dạ dày hay buồn nôn và bị nôn.

Đầy bụng, bụng chướng hơi:

Người bị bệnh đau dạ dày sẽ luôn có cảm giác bụng ọc ạch, khó chịu, nặng nề. Kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, ợ chua… thì người bệnh nên đến ngay bệnh viện để thăm khám.

Xuất huyết dạ dày:

Người bị đau dạ dày không được chữa trị kịp thời hoặc chữa không đúng cách, lâu dài khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề. Khi gặp triệu chứng đi đại tiện ra máu, nôn ra máu, người bệnh nên đi bệnh viện ngay lập tức vì lúc này tình trạng đau dạ dày đang ở giai đoạn khá nặng.

Cách điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Thăm khám bác sĩ:

Cách điều trị bệnh đau dạ dày đúng đắn nhất đó chính là khi gặp những dấu hiệu đau dạ dày kể trên, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám xét nghiệm để biết được chính xác mắc bệnh gì, tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào để từ đó có phác đồ điều trị hợp lý.

Chế độ ăn dành cho người đau dạ dày

Chế độ ăn dành cho người đau dạ dày

Chế độ ăn uống, sinh hoạt:

Người bị đau dạ dày cần tuân thủ chế độ ăn khoa học. Bệnh dạ dày không điều trị được tận gốc nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh và cải thiện được tình hình bệnh một cách tốt nhất. Người đau dạ dày nên ăn các loại rau củ như cải xanh, bắp cải, đỗ, các loại quả như đu đủ, táo, nho, ăn các thực phẩm như thịt nạc, cá…

Người bị đau dạ dày cần hạn chế những đồ ăn nhanh, đồ ăn béo, đồ ăn có quá nhiều chất đạm, đồ ăn tái chín, đồ ăn cay và chua, không uống đồ có chất kích thích. Khi ăn cần nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn, và không được ăn khuya trước khi ngủ.

Bên cạnh đó, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tinh thần được sảng khoái, tránh căng thẳng dẫn đến bệnh đau dạ dày càng nặng. Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để cơ thể thải độc tốt, dẻo dai và khỏe mạnh hơn.

Rate this post
1800 1125