10 loại rau củ người bị bệnh đau dạ dày nên ăn
Ngoài các thực phẩm giàu tinh bột, protein, người bị đau dạ dày cần bổ sung thêm rau. Trong rau có nhiều giá trị dinh dưỡng và chất xơ, rất tốt cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng cường hệ tiêu hóa. Vậy người bị bệnh đau dạ dày nên ăn rau gì để dạ dày hoạt động tốt?
Không thể chữa trị tận gốc bệnh đau dạ dày thế nhưng bảo vệ và tăng khả năng hoạt động của dạ dày tốt dần lên là điều mà người bệnh chắc chắn có thể làm được. Đau dạ dày nếu tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và hợp lý, chắc chắn bệnh tình sẽ thuyên giảm. Chính vì như vậy, chế độ ăn uống đặc biệt được người mắc bệnh dạ dày quan tâm.
Nội dung chính
Bệnh đau dạ dày nên ăn rau gì?
Bắp cải
Trong bắp cải có nhiều chất xơ, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin U sẽ giúp niêm mạc dạ dày được bảo vệ và có khả năng chống viêm, làm lành các vết loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày ruột hay viêm đại tràng. Nêu dùng nước ép bắp cải để đạt hiệu quả tốt hơn do vitamin U thường dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Măng tây
Măng tây được xem là loại rau bổ dưỡng cho sức khỏe khi nó chứa nhiều hàm lượng cao các vitamin như P, C… bên cạnh đó, măng tây còn cung cấp lượng chất xơ lớn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đường ruột khỏe mạnh, dạ dày được bảo vệ khỏi các axit độc hại. Măng tây còn non chứa đựng nhiều nguồn dinh dưỡng hơn so với măng già.
Cải xanh
Không chỉ là loại rau giàu chất sắt, cải xanh còn cung cấp vitamin A, B, C, K… cho cơ thể của con người. Ăn cải xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và ổn định, đẩy lùi triệu chứng đầy bụng khó tiêu, kích thích ăn và mang đến cảm giác ăn ngon miệng.
Rau chân vịt
Rau chân vịt chứa hàm lượng chất xơ cao. Ngoài ra, trong rau chân vịt còn có chứa nhiều chất Cellulose giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón. Việc thường xuyên ăn rau chân vịt cũng giúp bảo vệ các bộ phận như dạ dày, ruột hay gan.
Cần tây
Cũng giống như cải xanh, cần tây có màu xanh đậm và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cực bổ ích cho sức khỏe, đặc biệt trong việc bảo vệ dạ dày hoạt động bình thường.
Cà tím
Trong quả cà tím thành phần dinh dưỡng cao, với nhiều loại vitamin như Vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và những khoáng chất vi lượng khác như sắt, kẽm, magiê, mangan, kali…ngoài ra còn có chất béo, đường, protid hay cellulose. Ăn nhiều cà tím sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Ngoài ra, trong cà tím còn chứa hoạt chất Nightshade soda mà các nhà khoa học Nhật Bản tin rằng có khả năng phòng ngừa được ung thư dạ dày.
Cà rốt
Cà rốt chứa rấ nhiều Vitamin A. Theo các chuyên gia sức khỏe thì việc ăn cà rốt thường xuyên ngoài giúp bảo vệ mắt và tăng cường thị lực, còn giúp tăng cường chức năng của dạ dày và đường tiêu hóa, bảo vệ gan, lá lách và tăng cường hệ miễn dịch.
Khoai tây
Khoai tây chứa rất nhiều tinh bột, khi được cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành Glucose giúp bảo vệ dạ dày, tăng cường nhu động ruột.
Khoai lang
Khoai lang là loại củ nhiều chất dinh dưỡng. Trong khoai lang chứa nhiều chất xơ, canxi, các loại vitamin, chất chống oxi hóa. Ăn một lượng vừa đủ khoai lang sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Các loại axit amin chính và Vitamin C sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa cảm giác đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn.
Bí đỏ
Trong bí đỏ có chứa chất Pectin, chất giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Do đó, việc bổ sung nước ép bí đỏ sẽ giúp bảo vệ dạ dày và ngăn ngừa viêm loét dạ dày hay nhiễm trùng trên đường ruột.
Ngoài các loại rau củ có tác dụng bổ sung dưỡng chất để bảo vệ dạ dày, người bị đau dạ dày nên ăn các loại thực phẩm bổ ích khác như táo, chuối, đu đủ, gừng, bột yến mạch, sữa…
Người bị đau dạ dày không nên ăn chanh, quýt, dưa cà muối, các loại đồ uống có chứa chất kích thích, ăn đồ tái chín, các loại nấm… Ngoài việc ăn uống, cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng thường xuyên để cơ thể được khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, đẩy lùi được bệnh tật.