Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu phải làm sao?
Bị đau dạ dày khi mang thai khiến cho bà bầu vô cùng lo lắng, nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé cũng như sinh hoạt hàng ngày của thai phụ đặc biệt là đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu. Vậy phải làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Nội dung chính
Biểu hiện và tác hại của bệnh đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang thai có những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các biểu hiện thai nghén như buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng và khó tiêu. Tuy vậy nếu chỉ bị nghén thì bạn sẽ không có các triệu chứng đặc trưng khác của đau dạ dày như ợ chua, trào ngược, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị.
Bên cạnh đó, những món ăn khoái khẩu thường ngày của chị em phụ nữ, đặc biệt trong thai kỳ như xoài, cóc, ổi,mận… sẽ khiến cho các cơn đau tái phát nghiêm trọng hơn do chúng có chứa rất nhiều acid, muối ớt cay ăn kèm sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Trong lúc mang thai, nhất là mang thai 3 tháng đầu, dạ dày sẽ chịu áp lực do tình trạng nôn nhiều. Khi hết triệu chứng này, tử cung sẽ to lên khiến cho vị trí dạ dày trong cơ thể thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày.
Mang thai nặng nề, cộng với cảm giác khó chịu khi ăn và cảm giác đau tức trong vùng dạ dày sẽ khiến phụ nữ khó chịu, buồn bực, kém ăn mất ngủ, căng thẳng và kém tập trung… những biểu hiện này của phụ nữ có thể là do cơ thể suy nhược. Nếu để suy nhược kéo dài có thể khiến thai phải sinh non, yếu ớt, chậm phát triển,…
Bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?
1/ Ăn uống hợp lý
-Tránh ăn những thực phẩm khô, cứng chẳng hạn như hoa quả sấy, lương khô, dưa muối, măng, hẹ, cà…
-Tuyệt đối không sử dụng thức ăn, đồ uống chứa chất kích thích niêm mạc dạ dày như cà phê, trà đặc, rượu, thức ăn cay, món chua hoặc món dễ sản sinh acid như khoai lang, khoai tây, dưa muối…
-Khi ăn, bà bầu nên ăn từ tốn, không ăn quá nhanh hay quá no vì sẽ khiến dạ dày sản sinh thêm nhiều acid và khó chịu hơn.
-Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như các món tinh chế từ bột mỳ như cháo, mỳ, cơm mềm. Tinh bột từ nguồn thực phẩm này chứa chất kiềm, có khả năng bão hòa acid trong dạ dày. Sữa, trứng cũng là nguồn dinh dưỡng lý tưởng.
-Ăn nhiều hải sản để bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm, chất rất quan trọng để làm lành chỗ bị viêm loét.
-Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, lạnh, ôi thiu.
– Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu mẹ nên ăn các món luộc, hấp, ninh thay vì chiên, xào với nhiều dầu mỡ.
-Tránh vận động mạnh sau khi ăn, cũng không nên nằm ngay lúc này.
-Không nên để bụng quá đói, bởi lúc này acid tăng cao rất dễ làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.
2/ Sinh hoạt lành mạnh
Thức khuya, mất ngủ, căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Do đó, bà bầu nên cố gắng giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Tránh suy nghĩ quá nhiều, gây stress, và tuyệt đối không nên thức khuya.
3/ Lưu ý nếu trị bệnh bằng thuốc
Nếu chưa chữa dứt điểm bệnh đau dạ dày trước khi mang thai, bệnh sẽ trở nên nặng hơn trong thai kỳ. Ợ chua, đau vùng thượng vị là những triệu chứng bạn phải đối mặt mỗi khi cơn ốm nghén xuất hiện. Có khi cảm giác đau còn dữ dội hơn khi bầu nôn ói quá nhiều.
Với trường hợp này, bầu nhất định phải đi thăm khám để được bác sĩ kê toa thuốc thích hợp.
Có thể thấy, đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu khiến mẹ bầu mệt mỏi, áp lực hơn vì thế áp dụng những cách cách phục trên sẽ giúp chị em cải thiện được bệnh đồng thời tham khảo ý kiến bác sỹ để chữa bệnh an toàn.
Đối với bệnh nhân đau dạ dày khác, để kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra như nóng rát, đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn,.. có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel có bán tại các hiệu thuốc rất tiện lợi và hiệu quả.