Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không?

Câu hỏi: Thưa bác sĩ! Tôi rất thích ăn mì tôm nhưng nghe nói ăn mì tôm sẽ gây hại dạ dày. Tôi lại bị đau dạ dày mấy năm nay nên mong bác sĩ giải đáp câu hỏi: Người bị đau dạ dày có nên ăn mì tôm không? Cảm ơn bác sĩ! (Thanh Trúc, Phú Yên)

dau-da-day-co-nen-an-mi-tom

Người bị đau dạ dạy có nên ăn mì tôi hay không là băn khoăn của rất nhiều người

Trả lời:

Chị Trúc thân mến!

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Daudaday.vn. Về câu hỏi: Người bị đau dạ dày có nên ăn mì tôm không, chúng tôi xin giải đáp cụ thể như sau:

Người bị đau dạ dày có nên ăn mì tôm không?

Câu trả lời là KHÔNG! Bởi các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng luôn đưa ra những cảnh báo về sự nguy hại của mì gói với sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt là những người bị đau dạ dày.

Để lời cảnh báo có sức thuyết phục hơn, bác sĩ Braden Kuo – Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) đã thực hiện 1 nghiên cứu vô cùng kỳ công đó là làm video về quá trình tiêu hóa mì tôm trong dạ dày. Theo đó, các nhà khoa học đã sử dụng M2A – một thiết bị camera LED tí hon chỉ bằng viên thuốc con nhộng được nuốt vào đường tiêu hóa.

Cụ thể, các nhà khoa học sẽ theo dõi 2 người với 2 thực đơn ăn uống khác nhau. Trong đó, một người có thực đơn ăn là các món ăn được chế biến sẵn (mì tôm, nước uống đóng chai, mứt dẻo); một người ăn những món ăn tự gồm (mì, mứt và nước bụp giấm tự làm). Kết quả theo dõi cho thấy: Trải qua 2 tiếng tiêu hóa, mì tôm vẫn còn nguyên còn sợi mì tự làm thì đã được tiêu hóa hết.

Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

Các nhà khoa học lý giải: Sở dĩ mì tôm khó tiêu hóa vì nó có chứa chất bảo quản vô cùng độc hại có tên TBHQ(tertiary-butyl hydroquinone). TBHQ là chất bảo quản được sử dụng cho thức ăn nhanh, món ăn chế biến sẵn, đóng gói, với mục đích kéo dài thời gian sử dụng.

Đáng nói, TBHQ còn là chất được tìm thấy trong sơn mài, vec ni, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm và nước hoa. Các chuyên gia của tổ chức Lương thực thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã xác nhận: THBQ chỉ an toàn khi mức tiêu thụ chỉ từ 0-0.5mg/kg. Khi vượt quá mức 5gr thì có thể xuất hiện các triệu chứng như ói mửa, buồn nôn, ù tai, mê sảng, mệt mỏi, đột quỵ, thậm chí là gây tử vong.

mi-tom-chua-chat-bao-quan-vo-cung-doc-hai

Sở dĩ mì tôm khó tiêu hóa vì nó có chứa chất bảo quản vô cùng độc hại có tên TBHQ

Vì vậy, đáp án cho câu hỏi người bị đau dạ dày có nên ăn mì tôm không là: Người đau dạ dày không nên ăn mì tôm hay bất cứ thực phẩm được chế biến sẵn thường xuyên và liên tục. Ngay cả với người có sức khỏe bình thường cũng cần hạn chế tối đa ăn mì tôm.

Ăn uống đúng cách và khoa học cho người đau dạ dày

Chị Trúc thân mến! Với người bị đau dạ dày, ăn uống  khoa học, đúng cách và lựa chọn thức ăn phù hợp là yếu tố cực kỳ quan trọng. Việc này giúp dạ dày giảm tiết acid, bảo vệ niêm mạc đồng thời làm giảm áp lực cho hoạt động tiêu hóa. Nhờ đó các vết viêm loét dạ dày tá tràng sẽ nhanh chóng hồi phục.

Đau dạ dày không nên ăn gì?

  • Thực phẩm có độ axit cao như: chanh, cam, quýt, dấm, mẻ, các loại nước ngọt, nước trái cây có ga, …
  • Thực phẩm tạo hơi trong dạ dày như: dưa cà muối, hẹ, giá đỗ, hành, cần tây, …
  • Thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như: bia, rượu, ớt, tỏi, chè đặc, cà phê,…
  • Thức ăn làm tăng tiết acid như: lạp xường, xúc xích, nước sốt thịt – cá đậm đặc,  các món rán, …
  • Thức ăn dai, cứng gây cọ xát và hư hại niêm mạc dạ dày như: sụn, thịt nhiều gân, rau xơ già, củ – quả sống, …
thuc-pham-co-do-axit-cao

Người bị đau dạ dày không nên ăn thực phẩm có độ axit cao như: chanh, cam, quýt,

Đau dạ dày nên ăn gì?

  • Các thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày như: trứng, bánh ngọt, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), mật ong, chè nóng..
  • Thực phẩm giúp lành vết loét như: cá, tôm, bắp cải. Tôm và cá rất giàu canxi, protein, đặc biệt chứa nhiều kẽm cần thiết để làm lành vết loét. Bắp cải chứa vitamin U giúp làm lành những vết loét mau chóng.
  • Thức ăn giảm tiết acid như: cơm, bánh chưng, bánh mì, xôi, cháo, thịt – cá hấp, luộc, khoai luộc, om….
  • Cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê có nhiều trong hoa quả , ngũ cốc, rau củ màu xanh đậm và đỏ.

Ăn đúng cách cho người đau dạ dày

  • Đồ ăn nên thái nhỏ, nấu chín mềm.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính axít trong dạ dày. Không nên ăn quá no khiến dạ dày căng cứng, tiết nhiều acid.
  • Chia các bữa ăn làm nhiều lần trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid.
  • Dùng thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C giúp dễ tiêu hóa, hấp thu. Đồ ăn lạnh hoặc quá nóng làm dạ dày co bóp mạnh hơn.
  • Sau ăn không nên chạy nhảy, tập thể dục hay lao động ngay.
an-cham-nhai-ky

Ăn chậm, nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính axít trong dạ dày

Trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi: Người bị đau dạ dày có ăn được mì tôm không của chị Trúc. Trong trường hợp các cơn đau liên tục xuất hiện, tốt nhất chị nên đi khám chuyên khoa để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, chị có thể sử dụng thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel đặc trị triệu chứng đau dạ dày chỉ sau vài phút có thể tập trung làm việc và tận hưởng cuộc sống.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Rate this post
1800 1125