Đừng chủ quan trước hiện tượng đau bụng dưới rốn

Đau bụng dưới rốn là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý như đại tràng, manh tràng, ruột thừa, ruột non, tụy, thận… Khi có dấu hiệu đau, bệnh nhân không nên chủ quan, dưới đây hãy cùng làm rõ một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Nguyên nhân chủ yếu gây đau bụng dưới rốn

+ Rối loạn tiêu hóa

Biểu hiện bụng dưới đau âm ỉ và xuất hiện thành từng cơn kèm theo các triệu chứng như đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu, phân bị táo hoặc lỏng….

+ Hội chứng ruột kích thích

Đây là một loại rối loạn tiêu hóa mãn tính và gây ra đau bụng liên miên, đầy bụng, tiêu chảy và táo bón.

+ Viêm ruột thừa

Biểu hiện đau âm ỉ vùng quanh rốn sau đó chuyển sang bên phần bụng bên dưới bên phải (các triệu chứng này gần giống với đau dạ dày nên dễ bị lầm tưởng). Đau ruột thừa kèm theo sốt, nôn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, chán ăn…

+ Viêm bàng quang

Các triệu chứng như đau bụng dưới, tiểu đau buốt, tiểu nhiều,…

đau bụng dưới rốn

Đau bụng dưới rốn là dấu hiệu của nhiều bệnh

+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đau bụng dưới kèm theo nước tiểu đục và có mùi hôi, tiểu buốt rắt.

+ Sỏi tiết niệu

Bệnh nhân lên cơn đau đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng, lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục, có thể kèm theo tiểu buốt rắt.

+ Sỏi thận

Các dấu hiệu nhận biết sỏi thận như đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới, khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng.

+ Đau bụng dưới rốn ở nữ giới

Đau bụng dưới ở nữ giới biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nghiêm trọng như do rụng trứng, u nang buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu, viêm vùng tiểu khung, có thai ngoài tử cung, u xơ tử cung,…

+ Đau bụng dưới rốn ở nam giới

Có thể do chế độ ăn uống chưa khoa học, rối loạn tiêu hóa, bệnh viêm bàng quang,…

Phân biệt đau dạ dày qua vị trí đau

Khác với các bệnh lý trên, đau dạ dày được chẩn đoán chủ yếu qua 2 vị trí:

1. Đau vùng thượng vị

Vị trí đau dạ dày này thường gặp trên nhiều bệnh nhân bị bệnh. Đây là vị trí nằm trên rốn và dưới mỏm xương ức. Có người chỉ đau tức, có người đau bỏng rát, có người lại đau âm ỉ. Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên ngực.

Cơn đau tăng lên khi ăn các loại thức ăn cay, nóng, chua,… hay uống rượu, các loại đồ uống chứa cồn, chứa gas,… Thậm chí khi họ phải làm việc căng thẳng thì cơn đau cũng nặng lên. Người bệnh có thể ợ chua, ợ nóng, nóng rát phần bụng trên,…

dau-thuong-vi-da-day

Đau thượng vị dạ dày

Đau ở vùng thượng vị có thể là triệu chứng của đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của thoát vị ở vùng thượng vị, viêm tụy hoặc sỏi mật.

2. Đau phần giữa bụng

Phần bụng giữa tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa nên các triệu chứng đau ở vùng bụng này tương đối khó chẩn đoán vì có thể nhầm lẫn giữa loét dạ dày với viêm tụy, đường ruột bị nhiễm trùng, bệnh viêm ruột thừa mới chớm, viêm ở phần hang vị dạ dày.

Bác sĩ khi đó thường dựa vào kiểu đau và tần suất đau để chẩn đoán bệnh và phân biệt vị trí đau dạ dày này với các bệnh khác.

Cần chú ý các cơn đau gây ra do đau dạ dày ở vùng bụng này thường xuất hiện ở vùng giữa chứ ít khi nghiêng về bên phải bụng hay trái bụng. Cơn đau nghiêng về bên phải bụng có thể là do sỏi thận, nhiễm trung đường tiểu, táo bón hoặc thoát vị thắt lưng. Còn cơn đau nghiêng về bên trái bụng có thể là do sỏi thận, bệnh đại tràng, táo bón hoặc viêm ruột.

Đau bụng là triệu chứng thường gặp và phần lớn không gây nguy hiểm nhưng một số trường hợp đau bụng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Khi gặp phải các dấu hiệu đau bụng dưới rốn hay các vùng khác ở bụng nên đi thăm khám là tốt nhất.

Nếu được chẩn đoán là đau dạ dày bệnh nhân nên điều trị tích cực, thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học hơn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm thuốc dạ dày chữ Y- Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày gây cản trở sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh.

Rate this post
1800 1125