Co thắt thực quản là bệnh gì?

Co thắt thực quản là bệnh lý rối loạn liên quan đến tăng co thắt cơ thực quản hiếm gặp. Nguyên nhân bệnh chưa rõ ràng, bệnh nhân thường lo lắng và phàn nàn đau ngực xảy ra mỗi khi nuốt thức ăn, làm việc quá sức và thay đổi một số tư thế nhất định, thường được mô tả như có một vật đè nặng lên vùng sau xương ức…

Cơ chế co thắt thực quản

Co thắt vùng thực quản là chứng rối loạn co giãn cơ trơn ở thực quản – ống nối giữa miệng và dạ dày – gây khó khăn trong việc di chuyển thức ăn xuống dạ dày. Khi bị co thắt, phần cơ nằm giữa thực quản và dạ dày của bạn (phần cơ vòng thực quản dưới) sẽ không hoạt động và làm thức ăn không trôi xuống được.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thực quản bị co thắt?

Nguyên nhân gây co thắt thực quản không xác định được. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ đặt giả thiết là có thể do sự tổn thương hệ thần kinh ở thực quản, nhiễm trùng và di truyền.

Co thắt thực quản

Co thắt thực quản

Bệnh thường ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi.

Có rất nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ co thắt ở thực quản, bao gồm:

-Ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh

– Thường xuyên bị ợ nóng

– Bị trào ngược dạ dày thực quản.

Những triệu chứng và dấu hiệu của co thắt thực quản

Triệu chứng chính khi thực quản bị co thắt là khó nuốt hoặc đau tức ngực khi nuốt. Bệnh nhân có thể sụt cân vì ăn uống khó khăn hoặc bị đau.

Những triệu chứng khác của bệnh có thể có bao gồm đau ngực, ho, thở khò khè, ợ nóng, ợ hơi và nôn mửa. Đối với các trường hợp nặng, có thể bị hôi miệng.

Bệnh này còn có thể gây ra nhiều triệu chứng mơ hồ khác, chưa được đề cập tới.

Chẩn đoán và điều trị co thắt thực quản

+ Chẩn đoán, xét nghiệm

-Chụp thực quản

-Đo áp lực thực quản: Kết quả ghi lại chính xác tình trạng hoạt động của cơ thực quản từng vùng.

– Nội soi ống mềm được tiến hành để loại trừ một số bệnh u thực quản xâm lấn, xơ hóa thực quản hoặc viêm thực quản – đây cũng là các nguyên nhân gây hẹp đoạn dưới thực quản..

Ngoài ra, để kiểm tra dấu hiệu khối u, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết, lấy một mẫu mô và kiểm tra dưới kính hiển vi.

+ Điều trị bệnh

Bệnh co thắt thực quản không có thuốc chữa nhưng liệu pháp điều trị có thể cải thiện tình trạng bệnh và giúp ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh nhân cần được làm giảm sức ép ở phần cơ vòng thực quản dưới bằng các biện pháp giãn nở cơ hoặc phẫu thuật đặt bong bóng. Tuy nhiên, sau khi đã được làm giãn nở, thực quản có nguy cơ không hoàn toàn cử động lại được bình thường. Liệu trình giãn nở cơ có thể sẽ phải lặp lại nhiều lần nếu triệu chứng tái phát.

noi-soi-da-day-thuc-quan

Nội soi dạ dày thực quản

Những thuốc, như nitrate hoặc thuốc chặn dòng canxi, làm giảm sức ép ở cơ vòng thường được sử dụng nếu không có khả năng tiến hành làm giãn nở cơ vòng được.

Bác sĩ có thể tiêm Botox vào cơ vòng làm căng thực quản.

Nếu những phương pháp điều trị khác đều thất bại, bác sĩ có thể sẽ tiến hành phẫu thuật để làm giảm sức ép ở cơ vòng, được gọi là phẫu thuật cắt cơ vòng thực quản dưới.

Co thắt thực quản nếu không được trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến biến chứng sang rách (thủng) thực quản, trào ngược dạ dày thực quản và viêm phổi. Nghiêm trọng nhất là dẫn đến ung thư thực quản.

Bệnh nhân ngoài điều trị tích cực tại chuyên khoa y tế còn cần thực hiện chế độ sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiết bệnh co thắt ở thực quản như: Ăn và nhai chậm, tránh xa rượu bia, thuốc lá, hạn chế thức ăn làm tăng tiết acid, tránh căng thẳng, thức khuya,…

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị các triệu chứng đau thượng vị thực quản, khó nuốt, ợ nóng,… có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel (thuộc nhóm kháng acid) có thể ngăn ngừa hiệu quả những triệu chứng này.

Để điều trị co thắt thực quản hiệu quả và triệt để, bệnh nhân vẫn nên thăm khám sớm và áp dụng các biện pháp theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

Hạn chế tình trạng thực quản co thắt bằng cách nào?

Phòng tránh bệnh quan trọng không kém so với việc thăm khám và điều trị kịp thời, chính vì thế chúng ta cần trang bị những kiến thức về bệnh để có thể chủ động ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh.

phòng bệnh

Ăn uống lành mạnh để phòng tránh bệnh

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế bệnh  tái phát và xuất hiện bao gồm:

  • Ăn và nhai chậm
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
  • Gặp bác sĩ nếu bị chứng khó nuốt trong thời gian dài, bị đau khi nuốt hoặc có các triệu chứng còn sót lại sau khi đã điều trị.
  • Đi khám ngay nếu bị nôn ra máu hoặc có những triệu chứng mới.
  • Nếu có dấu hiệu trào ngược dạ dày – thực quản hoặc có bằng chứng về test chức năng thực quản thì nên điều trị trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng và chia nhỏ miếng giúp dễ dàng nuốt hơn.
  • Trong sinh hoạt và ăn uống cần được điều chỉnh một cách khoa học để duy trì sức  khỏe tốt, phòng bệnh tật.

Thực quản co thắt có thể cảm thấy như đau ngực đột ngột nặng một vài phút, thường xảy ra không thường xuyên.

Nhưng đối với một số người, co thắt thực quản thường xuyên và nghiêm trọng. Các cơn co thắt cơ có thể ngăn chặn thực phẩm và các chất lỏng thông qua thực quản. Co thắt có thể dẫn đến các vấn đề nuốt và đau đớn kinh niên.

Chính vì thế, cần  chủ động thăm khám ngay khi có những triệu chứng đầu tiên dù không thường xuyên.

Rate this post
1800 1125