Chứng trào ngược dạ dày thực quản điều trị như thế nào?
Chứng trào ngược dạ dày thực quản không trừ một ai. Bất kỳ độ tuổi và giới tính nào cũng có thể mắc bệnh. Vậy, phải làm thế nào để giảm nguy cơ và điều trị bệnh hiệu quả?
Nội dung chính
Chứng trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản/ trào ngược axit dạ dày là tình trạng van (cơ vòng thực quản) đóng – mở vùng thực quản và dạ dày hoạt động bất thường, khiến các chất dịch vị axit trong dạ dày (như HCL, dịch mật, pepsine,… ) bị trào ngược lên phía trên, trào lên vùng thực quản, gây kích thích và có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản.
Nếu để bệnh lý này kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, mà bệnh nhân còn có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không trừ một ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính.
Phụ nữ mang thai rất dễ bị trào ngược dạ dày, thực quản
Sau giai đoạn ốm nghén, dạ dày của phụ nữ mang thai bị chèn ép do tử cung to lên. Lúc này, thức ăn sẽ bị khó tiêu, đồng thời dịch vị bị ứ đọng khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và xuất hiện chứng trào ngược dạ dày, thực quản.
Ngoài ra, nếu bạn đã từng có tiền sử bị trào ngược dạ dày, thực quản thì bệnh sẽ dễ tái phát khi mang thai.
Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc chứng trào ngược dạ dày, thực quản
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện nên dạ dày ở vị trí cao hơn so với người trường thành. Do vậy, khi trẻ ăn uống, thức ăn dễ bị trào ngược trở lại.
Ngoài ra, bú không đúng tư thế, nhất là cho trẻ bú nằm, cũng là nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược thực quản
Chúng ta có thể hiểu cơ chế hoạt động giữa dạ dày và thực quản đơn giản như 1 chiếc thùng và nắp đậy. Khi chúng ta ăn, nắp thùng – thực quản sẽ mở ra, sau đó nắp sẽ đóng lại ngăn axit và thức ăn trào ngược. Khi 2 bộ phận này hoạt động không trơn tru, chứng trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện. Cụ thể như sau:
Nắp thực quản yếu
Cơ dưới thực quản bị yếu có thể do:
– Tác dụng không mong muốn từ các loại thuốc tây như Glucagon, ibuprofen, holecystokinine, aspirin…
– Sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê…
– Hệ thần kinh thực quản bị tổn thương, nhiễm trùng, di truyền…
Dạ dày bị “suy giảm chức năng”
– Người mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, ung thư dạ dày…
– Thói quen ăn uống thiếu khoa học: ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, ăn thực phẩm cay nóng, uống nước có gas,…
– Béo phì, căng thẳng, thức khuya, mang thai… cũng là nguyên nhân khiến dạ dày của bạn có vấn đề.
Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Khoảng 80% bệnh nhân bị chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản chỉ đến điều trị khi bệnh đã chuyển biến xấu, khó điều trị hơn, điều trị phức tạp hơn. Do đó, phát hiện bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng đến hiệu quả điều trị bệnh.
Mọi người có thể nhận biết được chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản qua các dấu hiệu, biểu hiện như sau:
- Khó nuốt: nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ khó nuốt với đồ uống, chất lỏng nhưng nhiều trường hợp khác lại gặp khó khăn trong việc nuốt các chất đặc, đồ ăn sau khi nhai, nên triệu chứng này ảnh hưởng nhiều đến vấn đề ăn uống của người bệnh, thậm chí số ít bệnh nhân chán ăn khiến sức khỏe, cơ thể suy nhược, sắc mặt kém sắc trong thời gian ngắn sau khi mắc bệnh.
- Ợ nóng/ợ chua: vì bệnh trào ngược dạ dày thực quản là do dịch vị dạ dày trào ngược lên thực, các chất acid và dịch mật trong dạ dày sẽ gây kích thích trực tiếp lên thực quản, khiến vùng thực quản, vùng thượng vị cho đến phía sau xương ức có cảm giác nóng rát, kèm theo triệu chứng ợ chua/ ợ nóng, đặc biệt xuất hiện nhiều hơn, dễ nhận thấy hơn sau khi ăn hay khi bệnh nhân cúi gập người về phía trước.
- Thấy khó thở, ho nhiều, ho rút từng cơn như bị hen suyễn, nhất là khi nằm ngủ do các chất dịch vị acid lan vào phế quản người bệnh.
- Thấy đau thắt vùng ngực kèm theo buồn nôn mỗi khi nằm ngửa (đây là biểu hiện dễ nhầm lẫn với bệnh lý động mạch vành).
Đối với trẻ sơ sinh, chúng ta có thể nhận biết chứng trào ngược dạ dày thực quản khi trẻ có các dấu hiệu sau đây:
- Trẻ lười bú hoặc bỏ bú
- Sau khi bú hoặc ăn xong, trẻ rất dễ nôn trớ.
- Trẻ bị sút cân.
- Trẻ bị ho hoặc thở khò khè.
- Trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm phổi.
Biến chứng khôn lường của trào ngược dạ dày thực quản
Hội chứng trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm như:
Viêm loét và hẹp thực quản
Do các dịch vị trong dạ dày trào lên thực quản, gây tổn thương niêm mạc thực quản, từ đó dẫn đến bị viêm loét thực quản. Các tổn thương rất khó lành, có thể khiến thực quản bị thu hẹp lại.
Barrett thực quản – Bệnh tiền ung thư thực quản
Đây là biến chứng nặng nề nhất của chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, khi các tế bào lót vùng thấp thực quản bị biến đổi. Sự biến đổi này có thể là “tiền đề” gây nguy cơ ung thư thực quản cao, nên người bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt.
Viêm đường hô hấp
Khi các dịch axit ở dạ dày trào lên được đường hô hấp, sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như: viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, thậm chí viêm phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
Ung thư thực quản
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn đến tính mạng người bệnh.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị nội khoa
Thuốc tây y
Sau khi khám nội soi, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân trào ngược dạ dày, thực quản. Do đó, bạn cần uống thuốc theo đúng phác đồ điều trị để đạt được hiệu quả nhanh nhất.
Có 4 nhóm thuốc tây thường được chỉ định cho người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản đó là:
- Thuốc kháng acid
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc ức chế bơm proton
Trong trường hợp phụ nữ mang thai, nhóm thuốc kháng acid (không chứa sodium bicarbonate và magnesium trisilicate) sẽ được ưu tiên vì an toàn với cả mẹ và thai nhi. Nếu thuốc kháng axit không đạt hiệu quả thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc khác.
Thuốc đông y
Bên cạnh thuốc tây y, thuốc đông y cũng được xem là có khả năng điều trị chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.
Sau đây là một trong những bài thuốc đông y đơn giản, bạn có thể áp dụng: Bạn có thể sắc uống trong 2 ngày (2 lần/ ngày) bằng thang thuốc 16g tía tô, 12g xương bồ, 16g cây ngũ sắc, 15g hoàng kỳ, 16g biển đậu, 16g hoài sơn, 10g chỉ xác, 16g bạch truật, 10g trần bì, 12g đương quy, 16g lá đắng, 16g sâm đại hành, 12g lá lốt, 4g sinh khung.
Thuốc nam
Thuốc nam là phương pháp điều trị chứng trào ngược an toàn nhất hiện nay, có thể áp dụng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bệnh không đến nhanh, do đó, bạn cần kiên trì.
Các vị thuốc nam thường được sử dụng để điều trị chứng trào ngược dạ dày bao gồm:
– Nghệ và mật ong
– Gừng ngâm giấm
– Gừng tươi và mật ong
– Rễ cam thảo
– Lá cỏ lào
-…
Phẫu thuật
Nếu điều trị nội khoa không đạt kết quả như mong đợi, bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ được chỉ định phẫu thuật để nắp thực quản dưới hoạt động đúng quy trình.
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh không nhất thiết phải sử dụng thuốc và phẫu thuật. Bạn chỉ cần chú ý cho trẻ ăn và bú đúng tư thế là chứng trào ngược dạ dày, thực quản sẽ thuyên giảm.
Ngay cả buổi đêm, bạn cũng không nên cho bé bú nằm. Bú nằm là một tư thế sai có khả nhiều mẹ mắc phải.
Duy trì lối sống lành mạnh để ngăn ngừa và giảm bệnh
Thói quen ăn uống khoa học và thực phẩm tốt cho người bệnh
Bạn nên tránh các thực phẩm có khả năng kích thích dạ dày tiết thêm axit như đồ ăn chua, cay…
Đồng thời, người bệnh không nên sử dụng thực phẩm khó tiêu. Bởi vì, dạ dày sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa lượng thực phẩm này. Trong khi đó, thực phẩm sẽ lên men và dần chuyển hóa thành axit.
Một số thực phẩm tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày là:
– Chuối: Chuối không gây ảnh hưởng tiêu cực lên dạ dày mà còn có tác dụng trung hòa axit và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, bạn nhớ là không nên ăn chuối trong lúc đói.
– Sữa tươi: Người bệnh có thể uống sữa tươi để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể. Ngoài sữa tươi thì sữa chua và sữa đặc không tốt cho người mắc chứng bệnh trào ngược dạ dày, thực quản.
– Khoai lang: Khoai lang có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa. Khoai lang giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày.
Người thừa cân nên có chế độ ăn kiêng lành mạnh
Bạn không nên lạm dụng đồ chua hoặc nhịn đói để giảm cân. Đồng thời, hãy tránh xa các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc, thành phần vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày.
Giảm căng thẳng, stress, đi ngủ đúng giờ
Nếu thường xuyên bị stress, dạ dày cũng sẽ co bóp nhiều hơn. Điều này khiến cho dịch vị được tiết ra nhiều hơn làm tổn hại chức năng của dịch vị, khiến cho chứng trào ngược dạ dày, thực quản xuất hiện.
Đồng thời, bạn không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê…
Vận động phù hợp
Tập thể dục hàng ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa và giảm chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu được, bạn nên chọn các động tác Yoga như tư thế rắn hổ mang, gập bụng, châu chấu… để tập. Vì các động tác này rất tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.
Đặc biệt, để giảm ngay các triệu chứng khó chịu do chứng trào ngược dạ dày thực quản gây ra, bệnh nhân có thể sử dụng biệt dược đế từ Hàn Quốc là Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y mỗi ngày, bởi Yumangel có khả năng trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn tình trạng nồng độ acid tăng cao, nhờ đó có thể để kiểm soát hiệu quả triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Nếu cần được tư vấn thêm về phương pháp điều trị chứng trào ngược dạ dày, thực quản, bạn có thể liên hệ tới hotline: 1800.1125 (miễn phí cước).