Chứng khó tiêu chức năng là bệnh gì?

Chứng khó tiêu chức năng hay còn còn gọi là đau dạ dày không do loét mô tả các dấu hiệu và triệu chứng khó tiêu mà không có nguyên nhân rõ ràng. Đau dạ dày không do loét phổ biến và có thể kéo dài, bệnh có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như loét, chẳng hạn như đau hoặc khó chịu ở bụng trên, kèm theo đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh khó tiêu chức năng?

Nguyên nhân gây đau dạ dày không do loét vẫn chưa rõ. Theo các bác sỹ, đây là một rối loạn chức năng, không có nguyên nhân gây bệnh cụ thể.

Tuy nhiên cũng có một số yếu tố nguy cơ góp phần làm nên triệu chứng bệnh này, chẳng hạn như:

-Uống quá nhiều rượu hoặc quá nhiều đồ uống có chứa cafein.

– Người hút thuốc lá.

– Sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen mà có thể gây ra các vấn đề dạ dày.

dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là yếu tố nguy cơ gây ra triệu chứng đau dạ dày

Các triệu chứng phổ biến của bệnh khó tiêu không do loét

Người bệnh có cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở bụng trên hoặc ngực thấp, đôi khi cơn đau được giảm bớt nhờ thực phẩm hoặc thuốc kháng axit. Một số triệu chứng khác như:

  • Đầy hơi
  • Ợ hơi
  • Cảm giác nhanh no khi ăn
  • Buồn nôn.
  • Các triệu chứng khác không được đề cập.
  • Trong trường hợp bệnh có triệu chứng giống loét dạ dày tá tràng, người bệnh có đau vùng thượng vị, đau khi đói, đau giảm đi khi ăn vào, đau có thể xuất hiện vào ban đêm làm bệnh nhân phải tỉnh giấc, đau có thể xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày.

Những kỹ thuật chẩn đoán, điều trị khó tiêu chức năng

+ Chẩn đoán

Mặc dù người bệnh cảm thấy các triệu chứng rất rõ, tuy nhiên khi thăm khám trên lâm sàng bác sỹ không phát hiện thấy gì đặc biệt. Việc chẩn đoán bệnh dựa vào loại trừ các bệnh lý thực thể bằng siêu âm và nội soi dạ dày tá tràng. Siêu âm giúp loại trừ các bệnh lý gan mật như sỏi túi mật, sỏi trong gan, sỏi ống mật chủ, u gan, u tụy, viêm tụy mạn, sỏi tụy… Nội soi dạ dày tá tràng để loại trừ các bệnh lý ống tiêu hóa như: loét dạ dày, loét hành tá tràng, ung thư dạ dày.

Bác sĩ có thể sẽ xem xét các dấu hiệu, triệu chứng và khám thực thể. Một số xét nghiệm chẩn đoán có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp loại trừ các bệnh khác có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như đau dạ dày không do loét.
  • Các xét nghiệm vi sinh: Ví dụ xét nghiệm để tìm kiếm vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra các vấn đề dạ dày. Xét nghiệm H. pylori có thể sử dụng máu, phân hoặc hơi thở.
  • Sử dụng ống nội soi: Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ mỏng, linh hoạt, đầu thắp sáng xuống cổ họng để xem thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non.
Chứng khó tiêu chức năng

Chứng khó tiêu chức năng cần sớm kiểm tra, điều trị

+ Điều trị

Nếu bệnh khó tiêu chức năng kéo dài và không kiểm soát được bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt thì bạn có thể cần phải điều trị. Điều trị phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng bệnh.

Loại thuốc có thể giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của đau dạ dày không do loét bao gồm:

-Các loại thuốc để giảm sản xuất axit

– Các thuốc ngăn chặn tăng tiết axit.

– Thuốc tăng cường các cơ vòng thực quản.

– Thuốc chống trầm cảm liều thấp (tùy trường hợp).

– Thuốc kháng sinh.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel thuộc nhóm thuốc kháng acid, có thể sử dụng đối với tình trạng bệnh này. Yumangel với dạng hỗn dịch, khi đi vào cơ thể không chỉ bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn giảm tăng tiết acid, ngăn chặn hiệu quả các triệu chứng nóng rát, đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn,… do đau dạ dày không loét hay còn gọi là chứng khó tiêu chức năng.

Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng nên tìm cách làm giảm căng thẳng, áp lực để ngăn chặn cơn đau dạ dày không do loét tái phát.

Giải pháp phòng tránh chứng khó tiêu

Tuy khó tiêu là chứng bệnh lành tính không nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất phiền toái trong cuộc sống của người bệnh, vì vậy để phòng và hạn chế ảnh hưởng của bệnh, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, tránh những căng thẳng không cần thiết.

Đồng thời nên ăn những đồ ăn dễ tiêu, ít mỡ, nhiều chất xơ, thay vì ăn 3 bữa chính thì chia ra 5 – 6 bữa nhỏ. Tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ, tốt nhất là chọn một môn thể thao thích hợp.

Người bệnh cần được giải thích để giải tỏa tâm lý lo âu mình bị bệnh kéo dài dẫn tới ung thư hoặc đang bị bệnh ung thư.

Không uống các loại nước ngọt có ga bởi chúng gây đầy hơi trong dạ dày, gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Cũng nên hạn chế hoặc không uống cà phê, bia, rượu… vốn là những thức uống kích thích đường tiêu hóa rất mạnh.

Việc uống đủ nước sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Nên uống khoảng 1,5 lít nước lọc mỗi ngày để cơ thể đủ nước, để hệ tiêu hóa hoạt động được tốt và tránh bị bón. Cách uống nước đúng vẫn là không nên uống nhiều cho đã khát, nên uống từng ngụm nhỏ, lai rai cả ngày, uống ngay cả khi không khát.

Bệnh nhân cũng cần biết rằng có thể sẽ có thời điểm triệu chứng hết hoàn toàn, tuy nhiên rồi các triệu chứng lại có thể xuất hiện trở lại, do đó cần hết sức lưu ý chế độ sinh hoạt để giảm mức độ, khả năng tái phát của chứng khó tiêu chức năng.

Rate this post
1800 1125