Tiêu chảy là bệnh gì?
Tiêu chảy là triệu chứng bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi. Đối với người trưởng thành, triệu chứng này không quá nghiêm trọng khi họ tự uống bù nước và điện giải. Tuy nhiên, nếu xảy ra ở trẻ nhỏ có thể gây nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ.
Nội dung chính
Tiêu chảy là bệnh gì?
Tiêu chảy là tình trạng đại tiện phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Tùy vào thời gian và mức độ đi ngoài, có thể chia làm ba loại chính:
-Tiêu chảy cấp tính kéo dài trong một vài ngày đến một tuần
-Tiêu chảy bán cấp kéo dài khoảng 3 tuần
-Tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn 4 tuần.
Nguyên nhân nào gây ra tiêu chảy?
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như:
-Dị ứng thực phẩm
-Tác dụng phụ của một số thuốc
– Nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng
– Không dung nạp thức ăn, chẳng hạn như chứng bất dung nạp lactose
– Bệnh đường ruột, bệnh dạ dày.
Ngoài một số bệnh gây ra tiêu chảy thì thói quen hằng ngày sau đây cũng có thể gây ra bệnh như:
-Không rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh
-Bảo quản và sử dụng thực phẩm không an toàn, không hợp vệ sinh
-Không vệ sinh bếp và dụng cụ chế biến thức ăn thường xuyên
-Nguồn nước không sạch
Triệu chứng thường gặp khi bị tiêu chảy
-Phân lỏng/ phân có máu, lượng phân nhiều.
-Đau bụng âm ỉ, có khi đau quặn
-Buồn nôn và nôn mửa
– Đau đầu
– Ăn không ngon
– Mất nước
– Khát nước liên tục
– Sốt
– Đi ngoài nhiều lần hoặc đi són, mót rặn.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị tiêu chảy
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi các triệu chứng cũng như quá trình bệnh để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Bệnh nhân cần mô tả đúng tình trạng, số lần đi ngoài trong ngày, những gì đã ăn trước khi bị bệnh, các loại thuốc đã và đang dùng, các triệu chứng đi kèm,…
Trong một số trường hợp, có thể sẽ phải làm xét nghiệm bổ sung để xác định rõ hơn về tình trạng bệnh bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và phân, khám trực tràng,…
Đối với tiêu chảy nhẹ, việc điều trị thường chỉ là bổ sung lại đủ số dịch bị mất. Cụ thể là cần phải uống nhiều nước, điện giải. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể truyền nước vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Nếu bị đi ngoài do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê một số thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh. Nên ăn các loại thực phẩm chứa kali cao như chuối, khoai tây; uống chất lỏng có chứa natri cao như nước canh, súp, nước giải khát, bánh quy mặn; Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, bột yến mạch, gạo,…
Và đặc biệt cần hạn chế thực phẩm có đường vì chúng có thể sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn, tránh các thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê và nước giải khát có gas.
Tiêu chảy là bệnh nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ, có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng và đe dọa tính mạng chỉ trong một thời gian ngắn. Vì vậy cha mẹ cần chú ý quan sát tình trạng của trẻ và liên hệ với bác sĩ nếu thấy trẻ đi tiểu ít, bị khô miệng và khô da, trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu và buồn ngủ.
Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh dạ dày cũng có thể bị tiêu chảy ở một mức độ nào đó, việc điều trị những bệnh này là điều cần thiết để chấm dứt tình trạng rối loạn đại tiện này. Ngoài ra, biểu hiện của bệnh dạ dày còn có thể nhận diện qua tình trạng ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị, buồn nôn, khó tiêu. Khi gặp phải những triệu chứng này, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để kiểm soát triệu chứng và điều trị tại cơ sở chuyên khoa để trị dứt điểm bệnh.