Bệnh đau dạ dày có di truyền không?

Bệnh đau dạ dày có di truyền không chính là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều về những vấn đề liên quan đến bệnh dạ dày.

Với vấn đề cấp thiết này, đã có nhiều công trình nghiên cứu để chỉ ra sự di truyền của bệnh. Gần đây nhất, Đại học Y Hà Nội đã công bố kết quả nghiên cứu về sự di truyền này. Mời bạn tham khảo trong bài viết sau.

Giải đáp thắc mắc từ các chuyên gia

Các nhà nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu trên 240 bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai trong cả năm 2000. Trong số này, 11 trường hợp có tiền sử bệnh mang tính gia đình. Phân tích phả hệ của 4 bệnh nhân (với 171 cá thể thuộc 29 chi, 42 gia đình).

Sau khi công cuộc nghiên cứu kết thúc, họ nhận thấy rằng:

  • Bệnh di truyền suốt qua các thế hệ, theo kiểu trội. Nam hay bị bệnh gấp đôi nữ.
  • Nếu bố và mẹ cùng bị loét dạ dày tá tràng, nguy cơ mắc bệnh ở con tăng cao hơn và bệnh cũng khởi phát sớm hơn.
  • Bệnh hay xuất hiện nhất ở độ tuổi 16-39 (gần 53%), chỉ 5% khởi phát ở độ tuổi dưới 15

benh-dau-da-day

Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng: Cần chú ý đến tiền sử của các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, từ đó phát hiện ra các ca bệnh mang tính di truyền. Đối với những bệnh nhân này cần xét nghiệm sàng lọc để nhanh chóng có pháp đồ điều trị sớm.

Bên cạnh những khẳng định trên của các nhà nghiên cứu ĐH Y, BSCK II Vũ Đức Chung, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354 cũng cho biết: người bệnh loét dạ dày tá tràng có tiền sử gia đình chiếm 60% ở những người liên quan ruột thịt. Trong niêm mạc dạ dày của những bệnh nhân này có số lượng tế bào thành nhiều gấp 1,5 – 2 lần so với người bình thường và nhóm máu của họ thường là nhóm máu 0 (cao hơn nhóm máu khác 1,4 lần).

Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần đi khám

Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần đi khám

Như vậy, bệnh đau dạ dày có di truyền không có thể khẳng định được là tỉ lệ này khá cao, nên các bạn cần lưu ý nếu trong gia đình có tiền sử bị bệnh. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng loét dạ dày tá tràng có thể di truyền theo kiểu đa nhân tố, nhưng cũng có nghiên cứu kết luận bệnh di truyền kiểu trội theo nhiễm sắc thể thường.

Do đó, bạn cũng không nên quá chủ quan nhưng ngược lại cũng không quá lo lắng. Vì stress là một trong những nguyên nhân gây đến bệnh lí dạ dày. Xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ và thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì, để có được một cơ thể khỏe mạnh.

Cách phòng ngừa nguy cơ di truyền của bệnh đau dạ dày

Nếu như đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi bệnh đau dạ dày có di truyền không thì bạn phải ý thức được việc phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất.

  • Khám sức khỏe định kỳ, nội soi dạ dày 6 tháng 1 lần để phát hiện các vết loét dạ dày sớm nhất có thể.
  • Bản thân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nên đối tượng này phải chú ý hơn trong chế độ ăn uống. Hạn chế các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ như chiên, xào, nướng hoặc nước uống có gas, rượu bia và thuốc lá,…
phòng ngừa bệnh đau dạ dày

Quan tâm đến chế độ sinh hoạt nếu như muốn giảm nguy cơ mắc bệnh

  • Ngoài khẩu phần ăn lành mạnh thì giờ giấc ăn uống cũng rất quan trọng, ăn đúng giờ, đủ bữa và tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng.
  • Không thức khuya, tránh tình trạng căng thẳng và thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
Rate this post
1800 1125