Nên chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng
Chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng hiện đang là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đau dạ dày quan tâm. Nghệ đen và nghệ vàng luôn được xem là “thần dược” trong y học cũng như làm đẹp, gia vị nấu ăn hằng ngày.
Song để dùng chữa trị bệnh dạ dày thì cần phải xem xét thành phần, công dụng của 2 loại nghệ này, từ đó đưa ra được bài thuốc hữu hiệu nhất. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp.
Nội dung chính
Tìm hiểu công dụng của nghệ đen và nghệ vàng
Theo Đông y, nghệ vàng có tên là Khương Hoàng, nghệ đen là Nga Truật. Cả hai đều có vị cay đắng, tính ấm,… Tuy nhiên, công dụng của 2 loại nghệ này không hoàn toàn giống nhau.
Công dụng của nghệ vàng
Nghệ vàng là 1 cây thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Củ nghệ vàng chứa hoát chất curcumin với khả năng giảm viêm, chống oxy hóa, chống các tế bào ung thư rất tốt.
Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị.
Nghệ vàng không chỉ có tác dụng chữa các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày mà còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính như ung thư, các bệnh về tim mạch, gan…
Trong đông y, nghệ vàng được sử dụng trong các bài thuốc nổi bật như:
Trị trướng bụng, đau bụng: Khương hoàng hoặc uất kim, hương phụ, sài hồ, đồng lượng 9 – 12g. Sắc uống hoặc làm thuốc bột, ngày một thang, uống trước bữa ăn 1 – 1,5 giờ.
Trị viêm gan virut cấp tính: Nghệ 12g; nhân trần, bồ công anh, bạch mao căn mỗi vị 40g; chi tử 16g; đại hoàng, hoàng liên mỗi vị 9g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn. Uống liền 3 – 4 tuần lễ.
Công dụng của nghệ đen
Nghệ đen (tên gọi khác là nghệ xanh, nghệ tím) thường được trồng ở miền Bắc. Nghệ đen về hình dáng rất giống với nghệ vàng, tuy nhiên có màu tím đậm.
Trong nghệ đen chứa nhiều tinh dầu, thường được sử dụng để kích thích tiêu hóa, kháng viêm, tiêu xơ.. Nghệ đen sau khi phơi khô, rửa sạch, nghiền thành bột được sử dụng làm một số bài thuốc trị bệnh.
Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột.
- Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên.
- Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).
Điều trị đại tràng co thắt, đại tiện ra máu, khí trệ, táo bón.
- Nghệ đen 1kg, tam lăng 500g, , dại hoàng 40gam, mật ong, vừng đen 200g, trộn đều với nhau.
- Liều dùng: ngày uống 2 lần, mỗi lần 20gam.
Điều trị viêm dạ dày mãn tính, đầy hơi, khó tiêu.
- Nghệ đen 1 kg, ô tặc cốt 300g, , 200gam sài hồ, đem rang vàng, nghiền thành bột rồi trộn với mật ong,
- Liều dùng: ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g trước khi ăn 30 phút.
Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết.
- Nghệ đen tán: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên.
- Liều dùng: ngày uống 8 đến 12g.
Nên chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng?
Theo nhiều nghiên cứu gần đây, các bác sỹ cho biết nghệ đen có tính phá huyết cực mạnh nên chống chỉ định với bệnh nhân viêm loét dạ dày. Do đó mà người bị viêm loét dạ dày nên tuyệt đối không sử dụng nghệ đen để tránh tình trạng viêm loét và các triệu chứng ngày một nặng thêm nhé.
Tham khảo bài viết: Cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ
Bạn hãy dùng nghệ vàng kết hợp cùng mật ong để chữa trị căn bệnh dạ dày nhé.
Để có hiệu quả, bạn nên dùng bột nghệ bởi tinh bột thường dễ dàng tan trong ruột, các chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non nhiều hơn và giảm khó chịu cho dạ dày.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có được những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng nghệ để điều trị dạ dày. Chúc bạn mau khỏe.