Phát hiện sớm triệu chứng thủng dạ dày để bảo toàn tính mạng
Thủng dạ dày tá tràng là hệ quả của nhiều căn bệnh liên quan đến dạ dày không được chữa trị dứt điểm. Tình trạng thủng dạ dày có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu như không kịp thời xử lý.
Nội dung chính
Những nguyên nhân chính dẫn đến thủng dạ dày tá tràng
Thủng dạ dày tá tràng là tình trạng một lỗ hổng hình thành ở dạ dày, trên thành ruột non hoặc ở ruột già. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thủng dạ dày, tuy nhiên những nguyên nhân dẫn sự phát triển của vết thủng đều độc lập với nhau. Các nguyên nhân bao gồm:
+ Chấn thương: Chấn thương ở vùng bụng thường do một vật thể có hình dạng sắc nhọn đâm vào. Đâm bằng dao là một chấn thương mang tính xâm nhập có thể gây ra thủng dạ dày hoặc thủng ruột. Tai nạn xe hơi, chấn thương khi chơi thể thao hoặc những va chạm vật lý có thể dẫn đến sự phát triển của vết thủng.
+ Viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày, viêm loét ở niêm mạc dạ dày lâu ngày có thể gây ra thủng ở dạ dày. Những vết thủng sẽ khiến các dịch tiêu hóa, thức ăn lọt vào khoang bụng và gây nhiễm trùng, hay thậm chí có mủ bên trong.
+ Bệnh đại tràng: thủng dạ dày tá tràng có thể là biến chứng phát sinh từ một số bệnh đại trường như viêm ruột cấp hoặc mãn tính, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm túi thừa và viêm thành mạch máu kéo dài, dẫn đến các lỗ thủng ở dạ dày.
+ Khối u dạ dày: Một số khối u dạ dày ác tính khi người bệnh mắc ung thư dạ dày có thể gây thủng dạ dày. Trong một số trường hợp khối u lành tính cũng có thể tạo ra những vết thủng.
Ngoài ra, những nguyên nhân dẫn đến thủng dạ dày tá tràng có thể bao gồm:
+ Viêm ruột thừa: Thường xảy ra ở những người trung niên.
+ Một số loại ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư đường mật. Người bệnh ung thư điều trị bằng hóa chất trị liệu thường khiến dạ dày bị thủng.
+ Các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày.
+ Tắc ruột
+ Phẫu thuật ở bụng hoặc các thủ thuật như nội soi, một số trường hợp do sự sơ ý của bác sĩ.
Những triệu chứng của thủng dạ dày tá tràng
Triệu chứng thường gặp nhất của thủng dạ dày là người bệnh có cảm giác đau nhói ở vùng thượng vị, vùng bụng. Cơn đau thường đến đột ngột và có thể xuất hiện phía bụng bên trái hoặc bên phải. Cảm giác đau như thể có vật nhọn đâm vào bụng.
Người bệnh sẽ đau nhiều hơn khi đứng hoặc nằm vì cơ bụng và hệ tiêu căng ra hơn. Khi gập người lại thì cơn đau sẽ dịu ngay lập tức.
Thỉnh thoảng, cơ thể choáng váng, người xanh xao, gầy gò và nóng lạnh thất thường. Nhịp thở tăng cao, tim đập nhanh và toát mồ hôi liên tục cũng là triệu chứng thường thấy.
Người bệnh có dấu hiệu buồn nôn hoặc thường xuyên nôn mửa, đi tiểu hoặc đi cầu tần suất ít hơn.
Thành bụng trên co lại và sờ vào thấy cứng do dịch vị bị trào ra từ dạ dày kích thích khoang bụng.
Thủng dạ dày làm nhiều dịch trong dạ dày tràn vào khoang bụng gây nhiễm trùng, mưng mủ nhưng nó ẩn bên trong nên không thể nào nhìn thấy được.
Phương pháp điều trị thủng dạ dày
Phần lớn bệnh nhân thủng dạ dày đều có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc do dùng nhiều rượu, bia. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu thủng dạ dày phải tìm cách chữa trị nhanh chóng để tránh nhiễm trùng các bộ phận bên trong.
Điều trị cầm cự: Trong quá trình chờ đợi những phương pháp chuyên sâu thì có thể áp dụng cách tạm thời này để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân. Hút dịch bằng phương pháp đặt xông dạ dày và truyền dịch kèm kháng sinh liều cao để ngăn chặn nhiễm khuẩn.
Điều trị vết thủng: Việc phẫu thuật khâu vết thủng như thế nào là phụ thuộc vào tính chất của vết thủng. Với những vết thủng còn non thì tiến hành rất dễ dàng. Nhưng vết thủng lâu ngày, chai cứng thì đòi hỏi kỹ thuật khâu đặc biệt thận trọng hơn. Cần đặt mũi kim trên phần làm mềm ở xa vết chai cứng, hoặc cắt bỏ vết chai cứng rồi khâu 2 lớp với lớp ngoài dùng chỉ lanh và lớp trong dùng chỉ catgut.
Cắt bỏ dạ dày: Nếu như bị thủng dạ dày do ung thư, hẹp môn vị hay vết thủng quá nặng không thể khâu được thì phải cắt bỏ. Một phần của dạ dày sẽ được cắt bằng phương pháp nội sôi, tuy nhiên nó ẩn chứa nhiều rủi ro nguy hiểm.
Trong một số trường hợp người bệnh sau khi phẫu thuật hoặc cắt bỏ bệnh nhân sẽ phải có một chế độ ăn uống thích hợp:
+ Giữ nước cho cơ thể: uống nước thông thường, có thể uống nước ép trái cây, trà.
+ Thức ăn nên là những loại thực phẩm đã nấu chín, dễ tiêu hóa, hạn chế thực phẩm có nhiều chất xơ. Khi vết thương đã có dấu hiệu lành người bệnh có thể ăn những loạt thịt, trứng hay bánh mì.