Trẻ bị đau dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả?

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân đau dạ dày, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Vậy trẻ bị đau dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh? Hãy cũng tìm hiểu qua những phân tích dưới đây.

Trẻ bị đau dạ dày nên ăn gì?

Thường thì bệnh dạ dày hay gặp ở những đứa trẻ lớn. Triệu chứng chủ yếu là: đau bụng, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, những cơn đau liên quan đến bữa ăn, nôn, buồn nôn, ợ chua, chán ăn và nặng thì có thể là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết với những trẻ bị đau dạ dày, nhằm mục đích bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, vừa có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dịch vị và giảm sức ép đến dạ dày. Những nhóm thức ăn tốt như:

+ Thức ăn giảm tiết acid dịch vị

Acid dạ dày là chất xúc tác quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hoá thức ăn trong dạ dày thế nhưng lượng acid tích tụ quá nhiều trong dạ dày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Chính vì thế cần có biện pháp làm ổn định lượng axit dạ dày, tránh dư acid dạ dày. Vì vậy, nên cho trẻ ăn một số loại thức ăn sau để giảm tiết acid dịch vị:
– Thức ăn giảm tiết dịch vị axit: Mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu vừng, dầu đậu nành, dầu hạt cải)…

Những thực phẩm “thân thiện” với người bệnh dạ dày

– Thức ăn trung hòa acid dịch vị: Trứng, sữa… là hai loại thực phẩm nằm trong giải đáp trẻ bị đau dạ dày nên ăn gì. Tốt nhất là cho trẻ uống sữa nóng còn trứng nên chế biến dạng hấp hoặc nấu cháo. Mỗi tuần thực hiện khoảng 2 – 3 lần. Tuy nhiên không nên sử dụng cùng lúc hai thực phẩm này.

+ Thức ăn giảm sức ép đến dạ dày

Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, phòng chống bệnh táo bón làm giảm sức ép đến dạ dày. Vì vậy trong thực đơn ăn uống mỗi nên cho trẻ ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi, những thực phẩm giàu chất xơ (mận, lê, táo, yến mạch, họ nhà đậu, lúa mạch…)
Khi chế biến thức ăn thì bạn nên sử dụng cách hấp luộc, nấu chín, hầm nhừ hoặc là xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và thức ăn được vận chuyển nhanh hơn qua dạ dày.

+ Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày

Các loại thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, các loại khoai ninh nhừ. Những thức ăn này mềm vừa giúp bé dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm nên có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.

+ Thực phẩm giàu dưỡng chất

Các thực phẩm giàu đạm như : Thịt nạc, cá nạc. nên dùng dưới dạng luộc, hấp, kho, om thì dễ tiêu hóa và hấp thu.
Tôm, cá không chỉ giàu Protein rất tốt cho bé mà chúng còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm cần thiết cho cơ thể con người và kẽm là chất quan trọng để làm lành vết loét.

che-do-an-cho-tre-dau-da-day

Chăm chút chế độ ăn của trẻ bị đau dạ dày

Ngoài những thực phẩm tốt, cha mẹ nên chú ý giảm số lượng thức ăn trong một bữa và tăng số lượng bữa ăn trong ngày, cho trẻ ăn điều độ, đúng giờ không cho bé ăn quá no cũng không để bé quá đói, không cho trẻ ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm cho dạ dày co bóp mạnh. Không cho trẻ ăn đồ ăn nhiều gia vị, nhiều chất bảo quản, đồ quay, rán, chiên nhiều dầu mỡ.
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng đau thượng vị, nóng rát, cồn cào, buồn nôn, ợ chua,… cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel (mua tại các hiệu thuốc) để giảm nhanh triệu chứng.
Yumangel có dạng hỗn dịch, không cần uống với nước, khi đi vào cơ thể các hoạt chất của thuốc vừa có khả năng trung hòa acid vừa có tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Trẻ em từ 6 – 12 tuổi uống một gói (hoặc nửa gói tùy mức độ bệnh)/lần. Mỗi ngày uống 2 lần sau ăn 1,2 tiếng và trước khi đi ngủ hoặc ngay khi có cơn đau.
Hy vọng những giải đáp trẻ bị đau dạ dày nên ăn gì cũng như giải pháp kiểm soát triệu chứng bệnh ở trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ để hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày nhanh khỏi hơn.

Rate this post
1800 1125