Thường xuyên bị nóng rát dạ dày là mắc bệnh gì?

Xuất hiện cảm giác bị nóng rát dạ dày là hiện tượng rất thường gặp ở mọi độ tuổi, tuy nhiên không phải ai cũng biết đó là triệu chứng của bệnh gì, do nguyên nhân nào gây ra và xử lý như thế nào để khắc phục tình trạng này.

Tổng quan về triệu chứng nóng rát dạ dày

Hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, nóng rát xung quanh vùng dạ dày được gọi là nóng rát dạ dày. Nóng rát dạ dày thường gây ra đau đớn, mệt mỏi và khó chịu ở bụng.  Đây là một bệnh tiêu hóa khiến người bệnh thường không thoải mái, gặp khó chịu trong đời sống hàng ngày.

Nóng rát dạ dày đang trở nên ngày càng phổ biến do nhịp sống thay đổi, những vấn đề khác nhau về sức khoẻ, nhiễm trùng hoặc lạm dụng kháng sinh ở nhiều người.

Những nguyên nhân dẫn đến nóng rát dạ dày

Nóng rát dạ dày là một biểu hiện của các bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng. Cảm giác nóng rát này có thể dẫn đến một số triệu chứng khác như đau, mệt mỏi, chướng bụng…

Những nguyên nhân điển hình dưới đây là “thủ phạm” của các bệnh gây ra hiện tượng này:

  • Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng dạ dày bị viêm hoặc sưng. Các triệu chứng thông thường của viêm dạ dày  bao gồm cảm giác nóng rát dạ dày sau bữa ăn hoặc khi nằm, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, nấc cục, ở chụa và cảm giác ăn không ngon miệng.

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trong đó phần dưới của cơ thắt thực quản bị hở khiến axit dạ dày xâm nhập vào thực quản. Các nguy cơ gây nên trào ngược dạ dày thực quản bao gồm béo phì, mang thai ở phụ nữ, thuốc lá, và những thực phẩm có hàm lượng axit cao.

  • Dị ứng hoặc không tiêu hóa được thức ăn

Nóng rát dạ dày, đặc biệt ở vùng thượng vị có thể xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với những thực phẩm gây dị ứng hoặc không thể tiêu hóa được. Khi đó, những triệu chứng đi kèm có thể là buồn nôn và nôn. Đối với triệu chứng này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra dị ứng để khoanh vùng loại thức ăn nào là nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Bị nóng rát dạ dày

Bị nóng rát dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra

  • Do dùng thuốc

Việc dùng thuốc kháng sinh có thể phá vỡ lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày của bạn. Điều đó khiến nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày tăng lên khiến bạn dễ bị nóng rát dạ dày.

  • Dư axit dạ dày

Dịch axit quá nhiều cũng có thể làm cho dạ dày của bạn bị nóng lên.

  • Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng các vết loét phát triển trong dạ dày hoặc tá tràng. Nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh chủ yếu do vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP phá vỡ lớp niêm mạc dạ dày, gây nên tình trạng nóng rát ở dạ dày.

  • Căng thẳng, stress

Nhiều vấn đề về tiêu hóa bắt nguồn từ việc bạn không thể kiểm soát và quản lý căng thẳng của mình, những trạng thái tiêu cực này làm chậm quá trình tiêu hóa và làm tăng dịch axit trong dạ dày, dẫn đến tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày.

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội trứng ruột kích thích xảy ra khi người bệnh mất chức năng kiểm soát hệ thống tiêu hóa và nhu động ruột. Một số triệu chứng nổi bật của hội chứng ruột kích thích bao gồm buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón và chuột rút. Căng thẳng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng này.

  • Bệnh Celiac (Không dung nạp Gluten)

Bệnh Celiac là một căn bệnh dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể chống lại các chất Protein có trong lúa mì,ngũ cốc hay sữa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Celiac sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng, khiến người mắc suy dinh dưỡng, sút cân nhanh chóng.

Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như bệnh vẩy nến, lạm dụng bia rượu quá mức, béo phì, cơn đau từ vùng thận hoặc gan hay đau cơ bụng sau khi tập thể dục cường đọ nặng.

Triệu chứng nóng rát dạ dày

Nóng rát dạ dày có những triệu chứng phổ biến như đau dạ dày, cảm giác nóng rát hoặc khó chịu xung quanh phần bụng dưới hoặc dưới ngực. Cảm giác đầy bụng khi ăn, buồ n nôn hoặc ói mửa cũng là triệu chứng bệnh.

Nóng rát dạ dày sau khi ăn

Sau mỗi bữa ăn nhiều người thường có cảm giác khó chịu. Đối với những người có tiền sử bệnh dạ dày thì ăn cay thường gây ra gây cảm giác nóng rát quanh vùng dạ dày. Thông thường,  thức ăn cay tăng nguy cơ khó tiêu khiến cơ thể có cảm giác nặng nề trong bụng sau khi ăn.

Nếu thực phẩm cay chứa chất capsaicin có thể gây kích ứng lớp niêm mạc bảo vệ gây nóng rát dạ dày.

Các yếu tố khác có thể kể đến như thực phẩm nhiều chất xơ hòa tan hoặc nhiều chất lactose.

Nóng rát dạ dày sau khi uống bia rượu

Giống với thực phẩm, việc uống nhiều đồ uống có cồn cũng dễ gây cảm giác nóng rát ở dạ dày. Ngoài ra, việc uống nhiều bia rượu cũng khiến đường tiêu hóa bị rối loạn chức năng, gây đau dạ dày.
Các chất trong đồ uống có cồn (đặc biệt bia rượu) được chuyển hóa nhanh trong cơ thể, tạo ra các chất oxy hóa đối với tế bào ở hệ tiệu hóa, dẫn đến cảm giác nóng rát trong bụng.

Phải xử lý thế nào để hết nóng rát dạ dày?

Bị nóng rát dạ dày thường đi kèm với các cơn đau dai dẳng, có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi và suy nhược.

Dưới đây là một số biện pháp bổ trợ cải thiện tình trạng này:

– Tránh các loại thực phẩm chua, cay và nhiều dầu mỡ.

– Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như các loại ngũ cốc nguyên hạt.

– Không hút thuốc, không sử dụng rượu, bia, các chất cồn, chất kích thích.

Bị nóng rát dạ dày

Tránh xa thực phẩm có thể khiến bệnh nặng thêm

– Kiểm tra thành phần của thuốc thật kỹ để phòng các phản ứng phụ có thể gây hại cho dạ dày.

– Ăn uống khoa học, đủ bữa, ăn nhiều rau xanh, trái cây nhưng nên cẩn thận với các loại quả họ cam, quýt gây dư acid dạ dày.

– Hạn chế uống sữa vào những lúc bụng đang đói vì có thể gây thêm các kích ứng khác.

Bị nóng rát dạ dày gây các cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất làm việc của bạn, hãy đi khám bệnh để được tiến hành các xét nghiệm cần thiết và có hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để kiểm soát các cơn đau, nóng rát dạ dày, ợ chua, trào ngược,…

Thuốc dạ dày chữ Y là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà lại vô cùng tiện lợi và nhanh chóng, hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé!

1/5 - (1 bình chọn)
1800 1125