Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy – bệnh tiêu hóa nguy hiểm

Bác sĩ cho biết hiện tượng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy có thể chi là do nhất thời nhưng cũng có thể là do một số bệnh nguy hiểm về đường ruột.

đi ngoài ra máu kèm chất nhầy

Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy là triệu chứng không nên xem thường

Điểm qua những nguyên nhân đi ngoài ra máu kèm chất nhầy

Nếu như gặp phải triệu chứng này thì có thể bạn đã mắc phải những că  bệnh sau đây:

Táo bón: Đây không phải là căn bệnh hiếm và thường phổ biến ở lứa tuổi trẻ ăn dặm. Táo bón khiến người bệnh khó đi ngoài, phải dùng sức rặn nên khiến cơ hậu môn giãn nở bất thường và kèm theo máu. Chế độ ăn uống có thể cải thiện chứng táo bón nếu như người bệnh tuân thủ kỹ.

nguyên nhân đi ngoài ra máu kèm chất nhầy

Nguyên nhân đi ngoài ra máu kèm chất nhầy là do bệnh trực tràng hoặc thậm chí là ung thư

Bệnh liên quan đến hậu môn và trực tràng: Triệu chứng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy là do một số bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hoặc polyp hậu môn.

Kiết lỵ: Những triệu chứng cụ thể của bệnh kiết lỵ là đau bụng, đau vùng hậu môn, cảm giác mắc đi ngoài liên tục, khi đi ngoài kèm máu và chất nhầy.

Xuất huyết đường tiêu hóa: Điểm đặc biệt của việc đi ngoài ra máu khi mắc chứng xuất huyết tiêu hóa là máu kèm phân đen và có mùi tanh.

Ung thư đại tràng hoặc viêm đại tràng: Cả hai chứng bệnh này đều gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy. Đồng thời, còn có những triệu chứng khác như đau vùng ổ bụng, đầy hơi, khó tiêu và sụt cân bất thường.

Xử lý khi bị đi ngoài ra máu kèm chất nhầy

xử lý tình trạng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy

Cải thiện tình trạng bệnh bằng cách thay đổi thói quen ăn uống

Tốt nhất là phải đến bác sĩ để kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể để có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm thiểu tình trạng bất ổn này:

  • Chế độ ăn uống hợp khoa học, nhiều rau xanh, chất xơ từ trái cây tươi, hạn chế ăn đồ cay, nóng.
  • Rượu, bia và chất kích thích là những thứ cần tránh xa ra.
  • Tập thói quen đi ngoài vào giờ cố định trong ngày, tốt nhất là vào sáng sớm. Có tư thế ngồi phù hợp khi đi ngoài, không ngồi xổm quá lâu hay cố rặn mạnh sẽ làm cơ hậu môn tổn thương.
  • Giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn cũng rất quan trọng để tránh các bệnh viêm nhiễm.
  • Không ngồi một chỗ quá lâu, ít nhất 1 giờ sau khi ngồi phải vận động. Thường xuyên tập luyện thể thao là cách hạn chế khá tốt các bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng.
Rate this post
1800 1125