Đau thượng vị sau khi ăn là bị bệnh gì?

Vùng thượng vị tức là vùng trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau thượng vị là một triệu chứng rất hay gặp trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều người xuất hiện triệu chứng đau thượng vị sau khi ăn mà không biết mình bị bệnh gì, làm thế nào để kiểm soát cơn đau hiệu quả?

Đau thượng vị là bị bệnh gì?

Có loại đau thượng vị chỉ đơn thuần nhưng cũng có loại đau thượng vị thuộc loại kết hợp và đặc biệt có những loại đau thượng vị thuộc loại trọng bệnh, rất nguy hiểm. Nguyên nhân của đau thượng vị rất đa dạng:

Đau thượng vị do bệnh dạ dày

  1. Trào ngược axit: Trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra axit dạ dày chảy lên trong thực quản của bạn. Điều này gây ra đau thượng vị, đặc biệt khi nằm xuống sau khi ăn.
  2. Viêm dạ dày: Viêm dạ dày là viêm vùng niêm mạc của dạ dày.
  3. Ung thư dạ dày: Mặc dù nhiều nguyên nhân gây đau vùng thượng vị là vô hạ, nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu tình trạng nghiêm trọng như ung thư dạ dày, cũng như ung thư tuyến tụy.
  4. Bệnh loét dạ dày: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau vùng thượng vị là bệnh loét dạ dày.
loét dạ dày

Bệnh loét dạ dày

Do chế độ ăn uống

  1. Uống rượu: có thể gây kích ứng hoặc làm hỏng lớp niêm mạc trong dạ dày có thể gây viêm, cũng là nguyên nhân của đau thượng vị.
  2. Ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều có thể dẫn đến đau thượng vị sau khi ăn. Giống như khi mang thai, mặc dù ở mức độ thấp hơn, ăn quá nhiều có thể gây áp lực lên thành bụng dẫn đến khó tiêu. Thông thường người ta cảm thấy đau sau khi ăn quá nhiều.
  3. Không dung nạp lactose: Không dung nạp lactose là một tình trạng mà cơ thể bạn không thể tiêu hóa được đường lactose, lactose được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa.

Đau thượng vị do bệnh khác

– Nhiễm trùng bàng quang và sỏi mật: Bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến túi mật cũng có thể gây đau dạ dày.

– Mang thai: Mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ và một trong số đó là đau thượng vị do áp lực lên thành bụng.

Bạn nên đọc:

Biểu hiện đau vùng thượng vị sau ăn

Đau ở vùng thượng vị là một cơn đau cục bộ thường xảy ra ở vùng bụng phía trên ngay dưới xương sườn. Cơn đau này thường cảm thấy ngay lập tức sau khi có một bữa ăn hoặc khi nằm xuống sau khi ăn.

đau thượng vị sau khi ăn

Triệu chứng đau thượng vị sau khi ăn

Ở một số người đau thượng vị có thể đau mạnh và giảm dần trong một vài phút trong khi ở một số người lại đau kéo dài và đôi đau làm không ngồi yên được.

Một số triệu chứng liên quan khác với đau vùng thượng vị là đầy hơi bụng, táo bón xen kẽ với tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa. Trong trường hợp cực kỳ hiếm, thượng vị đau cũng có thể được gây ra do một số bất thường về tim.

Chữa đau thượng vị sau khi ăn

Giấm táo

Giấm táo mang tới tác dụng rửa ruột cực kì tốt cho người bệnh. Sử dụng giấm táo làm dạ dày hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, ngăn ngừa đầy bụng, khó tiêu từ đó giảm các cơn đau thượng vị nhanh chóng.

Để sử dụng cách giảm đau thượng vị nhanh bằng giấm táo, bạn chỉ cần lấy 2 tới 3 thìa giấm hòa với nước ấm. Uống loại nước này 2 lần/ngày, trước bữa ăn trưa và tối.

Ăn hạt thì là

Hạt thì là chứa nhiều chất có khả năng trung hòa acid trong dịch vị, từ đó giảm đau dạ dày và thượng vị. Cách giảm đau thượng vị nhanh bằng hạt cây thì là được nhiều lương y áp dụng từ xa xưa. Bạn chỉ cần cho hạt thì là vào ấm đun sôi rồi lọc lấy nước uống trước bữa ăn là đã có thể chữa chứng đau thượng vị do bệnh dạ dày. Tuy nhiên, để hiệu quả được nâng cao hơn, bạn có thể cho thêm một thìa nước cốt chanh vào uống cùng.

Ăn gừng

Trong thành phần của gừng có các chất kháng viêm và chống oxy hóa nên gừng thường được sử dụng để giảm đau dạ dày, trung hòa acid dịch vị, chống trào ngược dạ dày… Chỉ với hai tách trà gừng nhỏ mỗi ngày, bạn đã có thể giảm các cơn đau thượng vị. Sử dụng lâu dài sẽ giúp lớp màng bảo vệ dạ dày được tăng cao.

giảm đau thượng vị

Uống từng ngụm nhỏ trà gừng để giảm đau thượng vị

Dùng nha đam

Nha đam có khả năng chữa các bệnh đường ruột rất tốt. Chỉ cần bạn uống một thìa nha đam với nước ấm mỗi ngày khi thức dậy là đã có thể giảm cơn đau do co thắt dạ dày, chướng bụng, đầy hơi.

Nước ép bạc hà

Bạc hà là loại thảo dược có vị the cay, tính ấm rất có lợi cho hệ tiêu hóa đặc biệt là người bị đau thượng vị do co thắt dạ dày. Bạn chỉ cần nhai một chút lá bạc hà tươi hoặc cho vào cốc nước nóng uống như trà. Làm như vậy 2-3 lần/ngày sẽ phát huy công dụng tối đa.

Ngoài những mẹo trên, bạn còn có thể áp dụng các cách giảm đau thượng vị bằng tỏi sống, bột nghệ mật ong, cháo tía tô. Người bệnh bị đau thượng vị sau khi ăn có thể áp dụng ngay khi có triệu chứng đau.

Lời khuyên cho người bị đau thượng vị sau ăn

Khi bị đau vùng thượng vị, nhất là đau lần đầu, mang tính chất dữ dội thì bạn cần đi khám bệnh ngay để đề phòng các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng (thủng dạ dày – tá tràng, viêm phúc mạc mật, viêm ruột thừa, ngộ độc thực phẩm cấp tính…) có thể xảy ra.

Những trường hợp bị bệnh mạn tính gây đau vùng thượng vị, đau thượng vị lan ra sau lưng như bệnh thuộc về dạ dày, bệnh về đường dẫn mật, bệnh về tim mạch, bệnh nhiễm giun… cũng rất cần khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để được theo dõi và điều trị hết nguyên nhân càng sớm càng tốt.

Song song với việc điều trị theo đơn bác sĩ, bạn cần có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.

Một số bệnh gây đau vùng thượng vị cần kiêng khem trong ăn uống như bệnh về dạ dày không nên ăn chua cay, không uống rượu, bia, hạn chế uống cà phê và tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc tránh căng thẳng thần kinh.

Ngoài ra, bị đau thượng vị sau khi ăn, bạn có thể sử dụng một gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm đau nhanh, đẩy lùi triệu chứng bệnh trong chốc lát, hiệu quả nhanh hơn rất nhiều so với các mẹo dân gian trên.

Rate this post
1800 1125