Đau thượng vị khó thở có liên quan đến những bệnh nào?

Phần lớn những bệnh nhân gặp phải triệu chứng đau thượng vị khó thở đều nghĩ rằng mình đang mắc phải các bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Đau thượng vị khó thở là bệnh gì?

Vùng thượng vị tức là vùng trên rốn và dưới mũi ức, đau vùng thượng vị khó thở có khi là cấp tính, có khi diễn ra âm ỉ nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí kéo dài nhiều tuần tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh.

Đau vùng thượng vị khó thở liên quan đến một số bệnh:

Một số bệnh dạ dày

Đau thượng vị là một hiện tượng báo hiệu một chứng bệnh tiêu hóa nào đó như trào ngược dạ dày thực quản, viêm xung huyết, viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày… Những dấu hiệu điển hình kèm theo như buồn nôn, bị nôn, ít khi cảm thấy đói, thậm chí không thèm ăn, cơ thể suy nhược, xanh xao, ăn xong luôn cảm thấy buồn nôn, khó thở.

đau thượng vị khó thở

Một số bệnh lý về dạ dày gây đau thượng vị khó thở

Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác đau lan tỏa lên ngực, cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị, có dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu.

Bạn nên đọc:

Đau thượng vị khó thở do sỏi mật

Sỏi mật là căn bệnh mãn tính và có khả năng tái phát rất cao sau phẫu thuật. Các triệu chứng điển hình của bệnh như đau vùng thượng vị kèm khó thở, đau bụng vùng mạn sườn, rối loạn tiêu hóa, vàng da, sốt.

Áp xe gan, viêm gan

Áp xe gan, viêm gan làm cho gan sưng to do ứ máu ở gan và gây đau vùng thượng vị. Ngoài ra, người bệnh còn có những triệu chứng khác như sốt cao 39-40 độ, ớn lạnh, đau bụng dữ dội, cảm giác căng tức, nặng ở vùng sườn bên phải.

Viêm tụy

Người bệnh thường có những triệu chứng như đau thượng khó thở, đau bụng lan ra sau lưng và có cảm giác tồi tệ hơn sau khi ăn, buồn nôn, ói mửa, sốt, nhịp tim tăng.

Như vậy, triệu chứng đau thượng vị kèmkhó thở là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số chứng bệnh nguy hiểm, cần nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh nặng nguy hiểm thêm.

Đau vùng thượng vị khó thở nên làm gì?

Ngoài việc sớm thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thực hiện tốt những điều sau:

+ Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học, không nên ăn những thức ăn cay nóng, thức ăn sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

đau thượng vị

Tránh xa rượu bia để hạn chế cơn đau thượng vị

+ Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.

+ Nên sử dụng dầu thực vật thay vì dùng mỡ động vật, bởi dầu thực vật hỗ trợ đường tiêu hóa, giúp dạ dày không phải làm việc quá nhiều, thuyên giảm chứng đau thượng vị.

+ Khi bị đau thượng vị, khó thở bệnh nhân có thể uống các loại nước có vị ấm như nước gừng, trà gừng, trà bạc hà, quế.

+ Uống nhiều nước ép trái cây, rau củ sẽ giúp hấp thụ nhanh các chất cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng.

Ngoài những biện pháp cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, bệnh nhân bị đau thượng vị khó thở có thể tham khảo thuốc dạ dày chữ Y-Yumangel để giảm nhanh triệu chứng bệnh sau ít phút dùng thuốc. Yumangel có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tăng tiết acid, từ đó ngăn chặn các chứng trào ngược hoặc cơ chế gây đau thượng vị, buồn nôn do các bệnh dạ dày gây ra.

Rate this post
1800 1125