Đau dạ dày khi đói – acid dịch vị là “con dao hai lưỡi”!

Trong trạng thái quá đói hoặc quá no, người bệnh đau dạ dày càng cảm nhận rõ rệt các triệu chứng bệnh. Dưới đây là những mô tả triệu chứng, nhận diện loại bệnh gây ra và cách khắc phục tình trạng đau dạ dày khi đói.

Mô tả tình trạng đau dạ dày khi bụng đói và vai trò của acid dịch vị

Khi gặp các vấn đề về dạ dày, bệnh nhân thường có những triệu chứng tiêu biểu như ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, đau bụng, đau thượng vị… Đặc biệt khi đói, những cơn đau dạ dày lại càng thể hiện rõ rệt hơn khiến người bệnh càng thêm khó chịu.
Thông thường dạ dày tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn, quá trình này cứ lặp đi lặp lại, thức ăn sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa trơn tru. Tuy nhiên khi dạ dày gặp vấn đề, quy trình này sẽ bị rối loạn. Cụ thể, lượng dịch vị tiết ra có thể ít hơn hoặc nhiều hơn nhu cầu cần thiết.
Trường hợp ít dịch vị sẽ làm thức ăn không được tiêu hóa và ứ đọng lại trong dạ dày, thậm chí lên men, sinh khí tạo áp lực khiến bạn luôn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, khó chịu và không có cảm giác thèm ăn.
Trường hợp dịch vị quá nhiều sẽ khiến axit trong dịch vị không có thức ăn để tiêu hóa sẽ quay ngược trở lại gây ảnh hưởng, ăn mòn niêm mạc dạ dày gây đau dạ dày khi đói. Tình trạng này không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời sẽ khiến bạn mắc phải bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

dau-da-day-khi-doi

Khi đói, acid dịch vị tiết ra có thể làm hại dạ dày

Đặc biệt khi bụng đói, thường là vào thời điểm sáng sớm hoặc tối muộn, các cơn đau dạ dày sẽ trở nên dữ dội vì lượng dịch vị vẫn tiếp tục được tiết ra mà không có đối tượng để tiêu hóa. Nếu người bệnh chủ quan, không chú ý tới các triệu chứng của dạ dày thì căn bệnh sẽ có nguy cơ phát triển trầm trọng hơn và đe dọa gây nên những biến chứng khôn lường.
Do đó, những người bị đau dạ dày tuyệt đối không được nhịn ăn sáng và người khỏe mạnh cũng không được bỏ bữa sáng vì sẽ tạo điều kiện cho axit dịch vị phá hủy thành dạ dày.
Khi bị đau dạ dày lúc đói, bên cạnh cơn đói thông thường, bạn còn nhận thấy rõ rệt các cơn đau ở vùng bụng, cảm giác nôn nao buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng để làm việc hay học tập.

Đau dạ dày khi đói là biểu hiện của bệnh nào?

Dạ dày nằm ngay khu vực thượng vị nên những cơn đau dạ dày thường xuất hiện tại khu vực này. Căn cứ vào những dấu hiệu đau dạ dày lúc đói, bạn có thể phán đoán khả năng mình mắc các bệnh về dạ dày như:
– Viêm hang vị dạ dày
– Viêm loét hành tá tràng
– Trào ngược dạ dày thực quản
– Xuất huyết dạ dày
Tùy vào tần suất, cường độ của các cơn đau mà bệnh nhân có thể biết mình bị đau dạ dày nặng hay nhẹ. Tuy nhiên để xác định chính xác nguyên nhân gây nên cơn đau dạ dày khi đói, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra, nội soi và áp dụng phương pháp chữa bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.
Đồng thời, bạn có thể khắc phục tình trạng bệnh bằng một số biện pháp:
+ Không nên nhịn ăn, đặc biệt là ăn sáng

nhin-an-sang

Không nên bỏ bữa sáng

+ Thay đổi thói quen ăn uống
– Không để bụng quá đói
– Ăn đúng bữa trong ngày
– Nếu bụng đói, tuyệt đối không được ăn những thực phẩm như hồng chín, cà chua chín, thực phẩm lạnh, chuối tiêu chín, cam, sữa, sữa đậu nành, táo tàu khô, dứa, vải….
– Khi đói, không nên uống các loại thuốc chữa bệnh, giảm đau, soda, rượu, cà phê và nước trà…
+ Thay đổi thói quen sinh hoạt
– Tránh thức khuya
– Tránh căng thằng, stress
– Nâng cao sức đề kháng bằng việc rèn luyện thân thể
+ Kiểm soát triệu chứng bệnh
Bệnh nhân có thể dùng thuốc đau dạ dày chữ Y -Yumangel (có bán tại các hiệu thuốc) để sử dụng khi có các triệu chứng bệnh đau dạ dày, viêm hang vị, viêm loét dạ dày,…
Thuốc Yumangel có khả năng điều tiết acid ở mức cân bằng, giảm tình trạng ợ chua, trào ngược, đồng thời các thành phần ở dạng hỗn dịch có khả năng bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày, đẩy lùi cơn đau, nóng rát, cồn cào, buồn nôn,… chỉ sau vài phút sử dụng thuốc. Bệnh nhân đau dạ dày khi đói cũng có thể sử dụng Yumangel mà không gây ảnh hưởng gì.

Rate this post
1800 1125