Polyp dạ dày là gì? Có nên cắt Polyp dạ dày hay không?

Tình trạng polyp dạ dày có thể phát triển thành ung là điều không phải hiếm. Tuy nhiên có nhiều người phân vân và tự hỏi rằng có nên cắt polyp dạ dày hay không và quá trình phục hồi thế nào?

có nên cắt polyp dạ dày hay không

Có nên cắt polyp dạ dày hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm câu trả lời

Polyp dạ dày là gì?

Thực chất đây là hiện tượng tế bào ở thành niêm mạc dạ dày, tá tràng phát triển hơn và nhô cao lên trên bề mặt. Chúng không hề gây đau, rát hay triệu chứng nào khác nên khó phát hiện sớm. Hầu hết các trường hợp bị polyp dạ dày chỉ được phát hiện thông qua quá trình nội soi tổng quát.

chẩn đoán polyp dạ dày

Chẩn đoán polyp dạ dày thông qua nội soi

Khi polyp dạ dày phát triển to hơn sẽ gây ra một số triệu chứng khó chịu như đau, tức bụng, viêm nhiễm và xuất huyết dạ dày. Đồng thời khi khối polyp quá lớn sẽ làm đường tiêu hóa bị tắt khiến người bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Chưa kể, polyp dạ dày còn là tiền đề của chứng ung thư dạ dày nhưng nhiều người lại chủ quan.

Các dạng của Polyp dạ dày

  • Polyp tăng sản: thường xảy ra ở những người viêm dạ dày kéo dài, do phản ứng với lớp tế bào lót bên trong dạ dày. Vi khuẩn HP cũng là nguồn cơn liên quan đến sự tạo thành polyp tăng sản khi loại vi khuẩn này có khả năng lây truyền trong lớp lót dạ dày.  Đa số Polyp tăng sản có hình bầu dục, bề mặt nhẵn, trong vài trường hợp polyp cũng bị loét giống vết loét dạ dày. Đôi khi lớp niêm mạc xung quanh polyp cũng bị viêm.
  • Polyp tuyến: được hình thành từ sự giãn nở của các tế bào tuyến trên niêm mạc trong lớp lót dạ dày. Polyp tuyến thường xảy ra ở những người bị hội chứng di truyền hiếm, và thường phổ biến ở những người thường xuyên sử dụng thuốc làm giảm acid trong dạ dày. Polyp tuyến có thể không nguy hiểm, nhưng nếu kích thước lớn hơn 1cm sẽ có thể trở thành 1 nguyên nhân dẫn đến ung thư.
  • U tuyến (Adenoma): Đây là loại u tuyến được hình thành từ các tế bào tuyến trên niêm mạc bên trong lớp lót dạ dày.U tuyến là loại Polyp dạ dày ít gặp nhất, mang yếu tố di truyền cao và tỉ lệ dẫn đến ung thư dạ dày cao nhất.

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến Polyp dạ dày

+ Viêm dạ dày mạn tính: là tình trạng viêm dạ dày kéo dài và liên tục tái phát, là nguyên nhân chính gây polyp tăng sản và polyp u tuyến. Thông thường Polyp tăng sản thường không có khả năng dẫn đến ung thư, tuy nhiên với những người có đường kính 1 cm thì nguy cơ cao hơn rõ rệt.

+ Sử dụng thường xuyên thuốc dạ dày: Những người hay uống thuốc ức chế bơm proton để giảm acid dạ dày thường dễ mắc polyp tuyến. Đa số polyp tuyến đều có kích thước nhỏ và không phải nguyên nhân gây lo ngại. Tuy nhiên, nếu polyp tuyến có đường kính lớn hơn 2 cm sẽ dễ dẫn đến ung thư hơn. Vì vậy để điều trị bác sĩ thường khuyên bạn nên ngừng dùng thuốc ức chế bơm proton để cắt polyp. Ngoài ra, dùng các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến polyp dạ dày.

Các yếu tố làm tăng cơ hội phát triển của Polyp dạ dày:

+ Tuổi tác: Những người trung niên khoảng trên 50 tuổi thường mắc Polyp dạ dày phổ biến hơn.

+ Nhiễm trùng do vi khuẩn: Vi khuẩn H. pylori là một trong những nguyên nhân chính gây viêm dạ dày, viêm loét dạ dày , góp phần làm tăng trưởng khối u tuyến.

+ Hội chứng đa Polyp tuyến có tính gia đình (FAP): Đây là hội chứng hiếm gặp, thường góp phần gây nên ung thư đại tràng và các bệnh khác, trong đó có Polyp dạ dày.

 

Triệu chứng của Polyp dạ dày

  • Nôn mửa: Sự tăng trưởng lớp niêm mạc dạ dày có thể gây nóng rát và kích ứng đối với dạ dày cũng như đường tiêu hóa. Do đó, sau khi ăn những người bị Polyp ở dạ dày sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, kèm theo đó là cảm giác chán ăn, gây mệt mỏi suy nhược cơ thể.
  • Đau bụng: Polyp dạ dày thường gây viêm đáng kể ở dạ dày. Do đó người mắc phải thường có cảm giác đau bụng hoặc đau khí ấn vào vùng bụng. Cảm giác đau bụng có thể khác nhau, nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng người.

  • Đầy bụng, khó tiêu: Những người mắc polyp dạ dày thường có cảm giác đầy bụng ngay sau khi ăn 1 lượng thức ăn nhỏ. Việc không hấp thụ được thức ăn khiến người mắc phải sụt cân nhanh chóng.
  • Chảy máu trong: Chảy máu bên trong chính là 1 biến chứng nguy hiểm của polyp dạ dày. Người bệnh có thể có triệu chứng nôn ra máu. hoặc xuất hiện máu trong phân khi đi ngoài. Đối với trường hợp chảy máu dạ dày nặng người bệnh cần được đi cấp cứu để chữa trị khỏi những biến chứng nguy hiểm khác.

Vậy có nên cắt polyp dạ dày hay không?

Đây là câu hỏi của không ít bệnh nhân. Tuy nhiên theo bác sĩ thì quá trình điều trị polyp dạ dày tùy thuộc vào tình trạng và thời gian phát hiện bệnh. Nếu như khối polyp nhỏ thì không cần can thiệp nhưng khối u có kích cỡ to hơn 0,5cm thì cần phải cắt bỏ càng sớm càng tốt. Phương pháp cắt bỏ là dùng dụng cụ nội soi để ngừa tình trạng xuất huyết và làm tổn hại các khu vực khác trong dạ dày. Hiện tại, với công nghệ hiện đại thì một ca mổ chỉ mất thời gian ngắn và bệnh nhân có thể xuất viện sau 2-3 tiếng phẫu thuật.  Và lết luận rằng việc có nên cắt polyp dạ dày hay không là do nhận định của bác sĩ với tình trạng bệnh lý.

cắt polyp dạ dày

Có nên cắt polyp dạ dày hay không là tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân

Chế độ sinh hoạt sau khi cắt polyp dạ dày

  • Trong vài ngày đầu tiên sau phẫu thuật chỉ nên uống sữa, sau đó dùng các món ăn mềm, lỏng như cháo (để nguội).
  • Đi phân vào bô và quan sát phân mỗi ngày để xem có dấu hiệu bất thường không
  • Không được làm việc nặng trong thời gian 7 ngày kể từ lúc phẫu thuật
  • Uống thuốc đúng giờ và đủ liều theo toa của bác sĩ

Nếu như sau phẫu thuật gặp những dấu hiệu bên dưới thì nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra:

  • Chướng bụng hoặc cảm giác đau bụng liên tục không dứt
  • Người mệt mỏi, mất sức, có cảm giác bất an, hồi hộp
  • Nóng sốt cao không hạ
  • Tiểu và đại tiện ra máu
Rate this post
1800 1125