Chứng ợ nóng, nguyên nhân và cách phòng ngừa?

Nhiều người nghĩ rằng chứng ợ nóng là biểu hiện bình thường và chẳng đáng báo động. Tuy nhiên, chứng ợ nóng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa tình trạng khó chịu này.

chứng ợ nóng

Chứng ợ nóng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh về dạ dày

Tổng quan về chứng ợ nóng

 Ợ nóng là cảm giác nóng rát kèm theo đau tức lồng ngực do axit dạ dày trào ngược vào thực quản. Cảm giác nóng rát thường nghiêm trọng hơn khi nằm thẳng hoặc nằm nghiêng về bên phải. Ợ nóng cũng thường trầm trọng hơn ở phụ nữ mang thai, thường đi kèm với chứng khó tiêu.

Chứng ợ nóng thường xảy ra ở những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản mãn tính. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác hoặc không có triệu chứng cụ thể nào.

Nếu tình trạng ợ nóng xuất hiện nhiều hơn 2 lần 1 tuần, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để đảm bảo không có vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra.

Ợ nóng thường đi kèm những triệu chứng nào?

Đa số người bị chứng ợ nóng thường có cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng.  Ngoài ra, ợ nóng cũng thường đi kèm với những triệu chứng sau:

  • Hơi thở hôi, cảm giác có vị chua trong miệng.
  • Đau nhói ở ngực, đôi khi cả ở hàm.
  • Cảm giác thức ăn bị nghẹn ở cổ họng.

Vậy khi nào người bị ợ nóng nên đến gặp bác sĩ:

Triệu chứng này thông thường sẽ hết nhanh chóng nếu như bạn thay đổi những thói quen không tốt ở trên hoặc dùng các loại gel, men tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh phải đến bác sĩ ngay khi nhận thấy nhiều dấu hiệu nặng sau đây:

  • Đau tức ngực liên tục
  • Khó nuốt thức ăn hoặc khó thở
  • Ợ nóng liên tục và kéo dài hơn 1 tuần
  • Sụt cân mất kiểm soát
  • Chóng mặt hoặc đổ mồ hôi lạnh
  • Có cảm giác buồn nôn dù đói hay no

Cần đến bác sĩ theo dõi và dùng thuốc theo chỉ định để điều trị dứt điểm chứng ợ nóng này.

Nguyên nhân của chứng ợ nóng

Ợ nóng xảy ra khi axit dạ dày tràn ngược lên thực quản. Cơ vòng thực quản dưới (LES) ở người bình thường sẽ đóng ại sau khi thức ăn di chuyển xuống  dạ dày để ngăn chặn chúng trào ngược lên thực quản.  Ở những người mắc chứng ợ nóng cơ vòng này thường yếu đi và không thắt chặt đúng lúc.

Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều dẫn đến áp lực cho dạ dày.

  • Ăn thực phẩm béo quá nhiều: chất béo, dầu mỡ sẽ khiến bạn bị ợ liên tục, đặc biệt là ăn nhiều vào thời điểm trước khi đi ngủ.
  • Ăn nhiều thức ăn, thức uống gây ợ nóng: Tiêu, ớt, cà chua, cà phê, bạc hà và cả rượu vang.
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng ợ nóng ở lồng ngực.
  • Ngoài ra, chế độ tập luyện cũng có thể khiến bạn ợ nóng liên tục. Điển hình là các bài tập cơ bụng, trồng cây chuối.
  • Ợ chua, ợ nóng còn có thể do bị trào ngược dạ dày, không khí và thức ăn trong dạ dày đẩy ngược lên trên thực quản.
nguyên nhân của chứng ợ nóng

Ợ nóng là hệ quả của chế độ ăn uống không lành mạnh

Những người bị béo phì, táo bón hoặc phụ nữ mang thai có nguy cơ bị ợ nóng cao hơn do dạ dày thường bị áp lực mạnh.
Bạn có thể tham khảo: Trào ngược dạ dày khi mang thai

Giảm thiểu và phòng ngừa triệu chứng ợ nóng

Nếu đã từng trải qua cảm giác ợ nóng thì bạn sẽ biết nó khó chịu đến thế nào. Chưa kể là nếu để tình trạng này kéo dài thì hoàn toàn không tốt cho thực quản. Chính vì thế hãy phòng ngừa chứng ợ nóng ngay từ đầu bằng những thói quen tốt hàng ngày.

phòng ngừa chứng ợ nóng

Phòng ngừa chứng ợ nóng rất dễ khi lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày

  • Bỏ hút thuốc lá: Cơ vòng dưới thực quản thường hoạt động không đúng chức năng ở những người hút nhiều thuốc lá.
  • Tránh xa các loại thực phẩm dễ gây ra chứng ợ nóng như các loại trái cây chua (cam, chanh), gia vị tiêu, ớt…
  • Giữ cân nặng vừa phải, tránh tăng cân mất kiểm soát sẽ khiến dạ dày chịu nhiều áp lực và tiết ra nhiều axit gây ợ nóng thực quản. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, nhất là ăn mặc thế nào để vùng bụng cử động dễ dàng, tránh áp lực.
  • Sau khi ăn không nên nằm, chỉ nằm sau đó 2- 3 tiếng.
  • Trước khi đi ngủ vào ban đêm cũng không nên ăn uống quá nhiều. Nâng đầu khi ngủ cũng là cách để giảm thiểu trào ngược vào ban đêm.

Việc sử dụng các loại thuốc giúp trung hòa acid, giảm tiết axit hoặc ngăn chặn việc sản xuất acid ở dạ dày trong điều trị bệnh nên được tham khảo kĩ càng ý kiến bác sĩ.

Đối với những người bị ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây nên, cần chú ý đến việc điều trị để giảm thiểu triệu chứng bệnh.

Tham khảo thêm tại:  Trào ngược dạ dày uống thuốc gì

 

Rate this post
1800 1125