Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mắc các chứng bệnh liên quan đến dạ dày. Bởi theo nhiều nghiên cứu trước đây, những thức ăn có vị chua thường không tốt cho việc tiêu hóa của dạ dày. Song trong những nghiên cứu mới nhất, sữa chua có tác dụng rất tốt trong làm đẹp, hỗ trợ tiêu hóa trong đó có bệnh dạ dày. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sữa chua có những gì?

Sữa chua là một trong những thức uống bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp cho trẻ em và phụ nữ. Hàng ngày, nếu bạn ăn 1 ly sữa chua, sẽ hỗ trợ cho đường ruột cũng như bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Sữa chua được cho lên men nhờ một loại vi khuẩn đặc biệt họ lactobacteriacae. Đường đôi (lactose) có nhiều trong sữa khi lên men sẽ chuyển hóa thành các đường đơn glucose và galactose, cuối cùng chuyển thành axit lactic. Một phần axit này tác dụng với canxi cazeinat có trong sữa, tạo ra axit cazeinic và canxi lactat dễ tiêu hóa.

Một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo nên enzym proteaza, có tác dụng thủy phân protein thành các axit amin tự do dễ hấp thụ. Mặt khác, axit của sữa chua còn kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây lên men thối trong ruột.

 

Chưa dừng lại ở đó, một số sữa chua còn chứa vitamin D, sắt, kẽm hoặc các axit béo omega 3 khác. Do vậy, bạn sẽ không ngần ngại khi sử dụng sữa chua. Tuy nhiên với những bệnh nhân bị đau dạ dày thì việc sử dụng sữa chua cần lưu ý gì?

Sử dụng sữa chua hiệu quả cho người đau dạ dày

Theo nhiều nghiên cứu gần đây, sữa chua lại có ích trong việc phòng và chữa bệnh dạ dày. Số lượng và nồng độ axit trong sữa chua không đáng kể so với lượng axit trong dịch vị. Axit lactic (được chuyển hóa từ sữa chua) lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp (thủ phạm hàng đầu gây ra viêm loét dạ dày tá tràng).

Theo cuốn “Chỉ dẫn về thức ăn chữa bệnh” của bác sĩ David Kessler, vi khuẩn lên men chua có thể làm tăng số interferon gamma, giúp hệ miễn dịch đấu tranh chống lại bệnh tật. Ngoài ra, các vi khuẩn lên men chua sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, tăng cường miễn dịch tại chỗ, qua đó kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP.

sua-chua-tot-cho-nguoi-da-day

Để sữa chua phát huy hiệu quả trong việc điều trị bệnh dạ dày, bạn cần:

  • Không hâm nóng sữa chua. Sữa chua khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị vón cục, các lợi khuẩn có thể bị tiêu diệt.
  • Người bệnh chỉ ăn sữa chua khi no. Với những người đang khỏe mạnh nếu ăn lúc đói cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Cách tốt nhất là nên ăn sữa chua vào buổi tối sau khi ăn cơm 1, 2 tiếng.
  • Sữa chua kết hợp với một số loại thực phẩm sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn ví dụ như sữa chua ăn kèm dâu tây, bánh mì, bánh bao tuy nhiên nếu bạn kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh…có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày sẽ có cơ hội tấn công cơ thể.

Như vậy, những người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn sữa chua, song cần ăn đúng cách nhé. Hy vọng rằng với thông tin trên, bạn sẽ không còn thắc mắc bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không mà thay vào đó là học cách ăn đúng, ăn đủ và điều độ.

Bên cạnh sữa chua, người bệnh đau dạ dày cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm hữu ích khác như bánh mì, thực phẩm thô, rau củ quả tự nhiên để giúp giảm thiểu triệu chứng bệnh và cơn đau hàng ngày nhé.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Rate this post
1800 1125