Táo bón có phải là bệnh?

Táo bón là triệu chứng rối loạn tiêu hóa – bài tiết xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Các nguyên nhân của yếu của tình trạng này thường là hậu quả của chế độ ăn ít rau hoặc chất xơ, uống ít nước và thói quen đại tiện chưa tốt.

Táo bón có phải là bệnh?

Táo bón hay còn gọi là đi táo chỉ tình trạng đại tiện khó khăn và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Tuy nhiên ở mỗi người thì thói quen đại tiện khác nhau, vì thế không có quy định chung cho thói quen này. Nhìn chung đi táo được tính khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.

Tình trạng đi táo thường tự hết nếu thay đổi lối sống sinh hoạt nhưng táo bón mạn tính kéo dài sẽ khó điều trị hơn và thường là triệu chứng của một tình trạng bệnh khác, thậm chí bệnh nguy hiểm.

Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh ở đại trực tràng ( tại vị trí ruột già và ruột kết). Các bệnh gây táo có thể là bệnh nhẹ và phổ biến như polyp đại trực tràng hay nghiêm trọng hơn như ung thư đại trực tràng.

Nguyên nhân gây ra táo bón là gì?

Tình trạng đi táo xảy ra do phân đi qua trực tràng chậm hơn bình thường, làm cho phân trở nên khô và cứng. Một số nguyên nhân gây ra như:

–  Không uống đủ nước, ăn thiếu chất xơ.

Táo bón

Táo bón do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học

– Ít vận động

–  Phụ nữ mang thai hoặc người thừa cân.

–  Căng thẳng

–  Tắc ruột do ung thư đại trực tràng.

–  Các thuốc như thuốc giảm đau chứa chất gây tê, thuốc chống dị ứng, thuốc chống suy nhược,… cũng là nguyên nhân gây táo bón.

Những triệu chứng của táo bón

Do thói quen đi đại tiện của mỗi người khác nhau, vì thế bệnh nhân chỉ nên so sánh tình trạng táo bón với chính tình trạng khi đại tiện bình thường. Những triệu chứng bao gồm:

-Khó thải phân, phân khô hay cứng

-Bụng chướng

-Đau bụng

-Có máu lẫn trong phân hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện

-Sau khi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đại tiện.

Điều trị hiệu quả chứng táo bón

Bác sĩ chuẩn đoán táo bón dựa trên tiền sử bệnh và thuốc bệnh nhân đang uống.

khám bệnh

Gặp bác sỹ để làm rõ các nguyên nhân do bệnh trực tràng

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, đặc biệt là bụng và soi trực tràng để kiểm tra các vấn đề như trĩ hay nứt trực tràng, tìm phân ở trong trực tràng và độ đặc của phân và kiểm tra có máu trong phân hay không.

Bác sĩ cũng xét nghiệm máu để xem có phải  thiếu máu do ung thư đại trực tràng hay không. Một số xét nghiệm bổ sung như chụp cắt lớp ở bụng và xương chậu cũng sẽ được tiến hành nếu bác sỹ tìm thấy một khối u trong bụng.

Điều trị bệnh táo bón nhẹ rất đơn giản, chỉ cần thay đổi lối sống, tập thể dục nhiều hơn, uống thêm nước (2 lít mỗi ngày) và bổ sung đủ chất xơ. Tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc nhuận tràng vì sẽ dễ bị phụ thuộc vào thuốc.

Nếu cần thiết, có thể sử dụng phương thuốc nhuận tràng với nguyên liệu tự nhiên như rau mồng tơi, đu đủ, chuối,..

Bạn nên cân bằng thời gian mỗi ngày cho việc đại tiện được thoải mái, tốt nhất là nên giữ thói quen đại tiện vào một khung giờ nhất định mỗi ngày. Uống nước ấm trước khi đi có thể giúp kích thích nhu động trực tràng.

Đối với tình trạng táo vừa và nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc đặt làm mềm phân, thuốc nhuận tràng, thụt tháo.

Táo bón có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như nứt hậu môn, viêm hậu môn, trĩ. Chính vì thế khi gặp phải tình trạng này không được chủ quan, hãy thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để nhanh chóng khắc phục triệu chứng.

Rate this post
1800 1125