Những lưu ý cần biết về chứng bệnh đường ruột kém

Bệnh đường ruột kém mang lại cho bệnh nhân nhiều bất tiện trong sinh hoạt và ăn uống. Do đó ngày càng có nhiều người quan tâm và tìm hiểu về chứng bệnh này với mong muốn giảm thiểu nguy cơ cũng như chữa trị chúng hiệu quả.

bệnh đường ruột kém

Bệnh đường ruột kém khiến người mắc phải khổ sở

Như thế nào là đường ruột kém?

Nếu cơ chể mắc chứng đường ruột kém thì sẽ có những biểu hiện thường xuyên (dù không ăn quá no từ ngày hôm trước) như sau:

triệu chứng bệnh đường ruột kém

Nhìn chung người bệnh gặp rắc rối với quá trình tiêu hóa và đào thải phân ra ngoài

  • Khó tiêu, đầy bụng, ợ chua hoặc ợ nóng
  • Khó tại tiện, mỗi lần đi vệ sinh ít phân
  • Đau quặn bụng khi ăn hoặc lúc đi vệ sinh
  • Đau nhức cơ, khớp và da dễ mẫn cảm, dị ứng
  • Có thể tiêu chảy hoặc táo bón
  • Cảm giác buồn nôn dù đói hoặc no
  • Nặng hơn nữa là đi ngoài lẫn máu

Bệnh đường ruột kém do nguyên nhân nào?

Hệ thống miễn dịch cơ thê có vấn đề: Theo chuyên gia thì hệ miễn dịch suy giảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đường ruột kém. Ngoài ra, còn do quá trình viêm nhiễm đường ruột kéo dài khiến nó hoạt động kém hơn.

Nạp nhiều thức ăn dễ kích ứng: Nó là nguyên nhân của tất cả bệnh đường tiêu hóa nói chung. Việc bạn ăn quá nhiều thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng sẽ làm cho cơ thể mất cân bằng về chất và nó cũng là tiền đề của chứng rối loạn tự miễn về sau. Sự mất cân bằng hoặc thiếu hụt chất khiến cơ chế chuyển hóa trong đường ruột gặp không ít rắc rối và đương nhiên là nó sẽ yếu dần nếu kéo dài.

phòng ngừa bệnh đau dạ dày

Ăn nhiều thức ăn dễ gây kích ứng là một trong những nguyên nhân chính

Việc sử dụng thuốc kháng điều trị bệnh không hợp lý hoặc lâu dài và uống nhiều bia, rượu cũng khiến dễ mắc bệnh đường ruột kém.

Do đó nên đến bệnh viện kiểm tra khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trên.

Điều trị chứng bệnh đường ruột kém

Theo như lời khuyên của các chuyên gia thì phải đến bác sĩ chuyên khoa nếu như muốn chữa dứt bệnh đường ruột kém. Thông thường phải dùng các loại thuốc đặc trị hoặc hỗ trợ hệ tiêu hóa trong quá trình điều trị. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa kèm theo thuốc cầm tiêu chảy, kháng sinh (nếu cần thiết) hoặc men tiêu hóa. Trong đó, men tiêu hóa giữ vai trò quan trọng để giúp hệ tiêu hóa khỏe dần lên.

Ngoài ra, bệnh nhân cần được bổ sung lợi khuẩn Bifido cho đường ruột. Vì đó là loại lợi khuẩn chủ yếu trong đường ruột người.

Lưu ý thêm một số điều khác như không được tự ý ngưng thuốc, hạn chế tinh bột, nhai kỹ khi ăn và uống nước nhiều.

Rate this post
1800 1125